Nguy cơ đối thủ mới gia nhập ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an (Trang 70 - 71)

6. Kết cấu đề tài

2.4. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG NGÀNH TRONG LĨNH VỰC VIỄN

2.4.2. Nguy cơ đối thủ mới gia nhập ngành

Cùng với sự hồn thiện từng bước mơi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động khơng ngừng được hồn thiện, tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia. Trước năm 1987, cung cấp các dịch vụ bưu chính, Viễn thông thuộc độc quyền Nhà nước. Đến năm 1997, thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Việt Nam đã cam kết về 5 dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong ASEAN. Cam kết này quy định các cơng ty nước ngồi được tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt Nam dưới hình thức BCC. Năm 2000, Việt Nam ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Cho phép phía Mỹ được tham gia các dịch vụ viễn thơng cơ bản với mức góp vốn tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh sau 4-6 năm. Từ đó thị trường viễn thơng Việt Nam bị chia sẻ và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Hiện với bảy nhà cung cấp dịch vụ VTDĐ, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ tư trong số những nước có số lượng nhà mạng lớn nhất tại Châu Á Thái Bình Dương, chỉ thua Ấn Độ và Indonesia (11 nhà khai thác), Campuchia (9 nhà khai thác) và là thị trường viễn thơng có số lượng th bao di động đứng thứ 7 thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên bang Nga, Indonesia và Brazil. Tuy nhiên ba nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone, Vinaphone luôn chiếm hơn 90% thị phần với những dịch vụ khá hồn hảo, bốn nhà mạng cịn lại giành giật nhau 10% thuê bao còn lại. Theo Bộ Thông tin và Truyền thơng, số th bao di động có phát sinh lưu lượng của cả nước đến hết năm 2010 đạt hơn 112,6 triệu thuê bao, cao hơn dân số cả nước nên dường như khách hàng không mặn mà với các nhà mạng mới. Tiêu biểu là năm 2009, Beeline đã gia nhập thị trường với những phương thức hết sức rầm rộ, đầu số đẹp 0999, 0998, giá rẻ nhưng vẫn không làm thị trường biến động lớn để đảm bảo thành công của nhà mạng này.

Hơn nữa, thị trường VTDĐ Việt Nam đã qua giai đoạn bùng nổ, bắt đầu tăng trưởng chậm lại, mặc dù các nhà mạng đẩy mạnh khuyến mại, song kết quả không như mong đợi. Doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao di động giảm, hiện nay chỉ còn hơn 3 USD/thuê bao, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái Lan 6,71 USD, Trung Quốc 9,72 USD, Malaysia 16,09 USD, Đài Loan 21,72 USD, Hàn Quốc 32,83 USD). Các nhà mạng lớn cũng tận dụng khai thác các thị trường ngách như gói cước người già và trẻ em của Mobifone, gói cước chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng M-Business cho doanh nghiệp, M-Friend cho bạn bè, M-Home cho gia đình... hay Talk Teen, Talk Student cho học sinh sinh viên... của Vinaphone để lấy số lượng bù lại lợi nhuận ít ỏi từ mỗi thuê bao. Mặc dù các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui.... là cao, nhưng trước xu thế phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, xu hướng liên kết hợp tác... tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)