Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng và xây dựng tiêu chuẩn xếp loại cán bộ quan hệ khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 100)

- Hạn chế trong chính sách quản lý rủi ro: BIDV chưa xây dựng được hệ

3.2.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng và xây dựng tiêu chuẩn xếp loại cán bộ quan hệ khách hàng

dựng tiêu chuẩn xếp loại cán bộ quan hệ khách hàng

Đối với tín dụng bán lẻ, vai trị của các chuyên viên tiếp xúc khách hàng như

giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng… là cực kỳ quan trọng. Chính họ là người giới thiệu sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng cho khách hàng và tiếp xúc với khách hàng trong suốt quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Họ là đại diện cho hình ảnh của ngân hàng. Do đó, BIDV-HCM cần có kế hoạch rõ ràng về phát triển nguồn nhân lực, các biện pháp về tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ của mình.

- Thực hiện chun mơn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình

độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, đạo đức

nghề nghiệp… và cả nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng bán lẻ

nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng. Bên cạnh đó, ln đề cao tinh thần cộng tác và làm việc theo nhóm giữa các cán bộ nhân viên

- Việc đào tạo không chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là bán sản phẩm cho

khách hàng để hoàn thành chỉ tiêu mà tiến đến là nhà tư vấn cho khách hàng suốt những chu trình tài chính khác nhau trong cuộc sống của họ như lập kế hoạch cho việc học hành, mua nhà, mua xe, … đồng thời cũng là nhà nghiên cứu, khai thác nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng để định hướng cho những sản phẩm tín dụng hiện tại và phát triển những sản phẩm tín dụng mới trong tương lai.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị thành viên của BIDV (như Công ty bảo

hiểm BIDV: BIC, Cơng ty chứng khốn BIDV: BSC) thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng và tiện ích của các sản phẩm dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, chứng khốn, nhằm tăng cường công tác bán chéo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một mặt vừa đảm bảo an tồn cho khoản vay, mặt khác có thể tư vấn hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu.

- Tổ chức các buổi kiểm tra kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ bán lẻ tạo điều kiện cho nhân viên khẳng định lại kiến thức hiện có, phát hiện những khiếm khuyết trong quá trình học tập, nghiên cứu để có thể trao dồi, bổ sung, hồn thiện hơn về kiến thức của mình.

- Tuyển chọn cán bộ ưu tú tham gia các khóa đào tạo, tập huấn trong nước và nước ngoài để tiếp thu các thành tựu mới, từ đó nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ cũng như phát triển đa dạng

các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV-HCM.

cứu có tính ứng dụng cao trong hoạt động phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ hoặc trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, các nhân viên đạt kết quả xuất sắc qua các khóa huấn luyện, các chương trình tự học … nhằm khuyến khích tinh thần học hỏi và phát triển ý tưởng trong cán bộ nhân viên chi nhánh. Ngoài ra, ngân hàng cần xây dựng tiêu chuẩn xếp loại cán bộ quan hệ khách hàng, có các quy định để xử lý các

trường hợp vi phạm nội quy, quy chế thẩm định dự án để nâng cao ý thức kỷ luật,

tinh thầm trách nhiệm, hạn chế rủi ro tác nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)