Một số hạn chế của hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

- Vay mua, xây hoặc sửa chữa nhà với nhiều chương trình có lãi suất ưu đãi,

2.2.5.2. Một số hạn chế của hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

- So với các NHTM khác thì BIDV chưa có vị thế mạnh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và TDBL nói riêng. Việc phát triển theo mơ hình ngân hàng bán lẻ những năm gần đây được BIDV-HCM chú trọng. Mặt khác, đa số người dân chưa biết đến thương hiệu của BIDV và hay nhầm với Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn, do BIDV trước đây đa phần chỉ phục vụ các khách hàng là

doanh nghiệp lớn. Nên khi có nhu cầu vay tiền cho các nhu cầu cá nhân, những người dân này có xu hướng tìm đến các ngân hàng chuyên về bán lẻ như Á Châu, Thương Tín, Đơng Á,… . Điều này gây ra nhiều khó khăn cho BIDV-HCM trong việc tiếp cận khách hàng cá nhân và tiếp thị sản phẩm tín dụng bán lẻ.

- Dư nợ của tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của BIDV- HCM, năm 2011 chỉ đạt 4.6% tổng dư nợ, trong khi đó tỷ trọng tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 40%/tổng dư nợ. Do đó, sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV-HCM tuy đầy đủ nhưng chưa có sức hấp dẫn, còn chịu áp lực cạnh tranh bởi các ngân hàng thương mại cổ phần trên cùng địa bàn ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng tín dụng bán lẻ.

- Cơ cấu các sản phẩm tín dụng bán lẻ bị mất cân đối, tỷ trọng cho vay hỗ trợ nhà ở và cho vay cầm cố/chiêt khấu giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng quá lớn trên 40%;

trọng quá nhỏ. Một số sản phẩm có nhưng khơng phát triển và khơng có dư nợ như cho vay người lao động làm việc ở nước ngồi, cho vay cán bộ cơng nhân viên mua cổ phiếu lần đầu trong các doanh nghiệp cổ phần hoá cho thấy việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa thật sự đem lại hiệu quả thiết thực.

- Các chỉ tiêu nợ nhóm 2, nợ xấu đều tăng qua các năm, mặc dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ và là tất yếu của tình hình kinh tế hiện nay nhưng so với quy mơ tín dụng bán lẻ cịn nhỏ hẹp địi hỏi ngân hàng phải tích cực hơn trong cơng tác kiểm tra

giám sát rủi ro tín dụng.

- Quy trình cấp tín dụng bán lẻ nói chung và quy định về các sản phẩm tín dụng bán lẻ nói riêng tuy đã cải thiện nhưng còn rườm rà, thời gian thẩm định kéo dài làm cho khách hàng mất đi cơ hội mua hàng hóa tốt, yêu cầu nhiều giấy tờ

chứng minh gây khó khăn cho khách hàng, việc định giá giá trị tài sản đảm bảo còn thấp so với các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn.

- Công tác tiếp thị gần đây được BIDV-HCM quan tâm triển khai, nhưng hình thức tổ chức hoạt động marketing tín dụng bán lẻ cịn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả chưa cao, thiếu kinh nghiệm và đầu tư chưa đúng mức.

- Do tính chất cơng việc và sự ln chuyển nhân viên theo quy định của BIDV nên nhân sự của Phòng quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV-HCM thường xuyên bị biến động, phần lớn là nhân viên trẻ, mới ra trường còn nhiều lúng túng trong tư vấn, hướng dẫn khách hàng, nắm bắt hồ sơ chưa vững.

- Việc thẩm định khách hàng còn chưa chặt chẽ, chưa theo đúng quy trình thủ tục. Khi khách hàng là diện quen biết thì việc xin được vay sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, bên cạnh đó cũng tồn tại những khách hàng sử dụng khoản tiền vay không

đúng với mục đích xin vay ban đầu.

- BIDV nói chung và BIDV-HCM nói riêng vẫn chưa có Trung tâm dịch vụ hỗ trợ khách hàng (Call Center) để giải đáp nhanh các thắc mắc kiến nghị của khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)