Quy trình tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 61)

- Vay mua, xây hoặc sửa chữa nhà với nhiều chương trình có lãi suất ưu đãi,

2.2.2.1. Quy trình tín dụng bán lẻ

Cùng với việc chuyển đổi mơ hình tổ chức năm 2008 cho tồn hệ thống, quy trình TDBL được chia thành ba khối: Khối quan hệ khách hàng cá nhân ; Khối tác nghiệp và khối quản lý rủi ro. Năm 2009, BIDV ban hành mới quy trình cấp TDBL mới, xử lý tín dụng mang tính chuyên sâu và độc lập, theo hướng tách bạch các khâu đề xuất/phê duyệt/tác nghiệp và đảm bảo hình thành hệ thống quản lý rủi ro nằm ngay trong quy trình. Quy trình cấp TDBL bao gồm 10 bước:

Bước 1: Gặp gỡ, phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:

Khi khách hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng, CBQHKHCN tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để nắm bắt nhu cầu tín dụng, điều kiện của khách hàng và khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong

từng sản phẩm TDBL cụ thể. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp nhất.

Nếu khách hàng có thơng tin khơng phù hợp với chính sách tín dụng, điều kiện

của sản phẩm tín dụng…CBQHKHCN có thể ra quyết định từ chối và báo cáo lãnh

đạo xem xét, quyết định trước khi thông báo cho khách hàng.

Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn, CBQHKHCN hướng dẫn khách hàng

hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ, đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ một lần, tránh gây phiền hà cho khách hàng.

Bước 2: Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt đề xuất tín dụng:

Trên cơ sở bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, CBQHKHCN nghiên cứu,

đánh giá phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể: Về thông tin khách hàng,

về năng lực tài chính của khách hàng, về lịch sử quan hệ tín dụng, đánh giá, phân

tính phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư, về tài sản đảm bảo.

Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng,

điểm tín dụng cá nhân mà khách hàng đạt được, hồ sơ vay vốn và đối chiếu, đánh giá

so với các điều kiện theo quy định tại từng sản phẩm TDBL cụ thể, CBQHKHCN lập Báo cáo đề xuất tín dụng trình lên cấp có thẩm quyền xem xét.

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng và ký kết các Hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý:

Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của CBQHKHCN kèm theo hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cấp tín dụng.

Sau khi quyết định cấp tín dụng được phê duyệt, CBQHKHCN soạn thảo các

hợp đồng để trình cấp có thẩm quyền ký kết hợp đồng và hoàn tất các thủ tục pháp lý cho khoản vay (công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm,…) theo đúng quy định.

Bước 4: Đề xuất và quyết định giải ngân:

Sau khi khách hàng ký các hợp đồng, bàn giao giấy tờ và bổ sung đủ các chứng từ giải ngân thì CBQHKHCN lập Đề xuất giải ngân, bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể trình lãnh đạo phê duyệt giải ngân.

Bước 5: Giao, nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống:

nhật thông tin trên hệ thống của BIDV. Trên cơ sở hồ sơ nhận được từ phòng

QHKHCN, CBQTTD căn cứ vào các hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ và cập nhật vào hệ thống để lãnh đạo phịng QTTD phê duyệt cập nhật

thơng tin khoản vay. Sau đó CBQTTD chuyển bộ hồ sơ cho phịng DVKHCN để thực hiện giải ngân. Phòng QTTD lưu giữ hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Bước 6: Giải ngân:

Phòng DVKHCN sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ phòng QTTD. Nếu hồ sơ phù hợp, đầy đủ chữ ký thì cán bộ DVKHCN thực hiện giải ngân theo yêu cầu của

khách hàng.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay:

CBQHKHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay và mục đích sử dụng vốn vay. Việc kiểm tra sau khi giải ngân được lập thành Biên bản. CBQHKHCN chịu trách nhiệm kiểm tra tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay hiện hành của BIDV và thực hiện định giá lại giá trị tài sản

đảm bảo theo quy định. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu

hiệu rủi ro, CBQHKHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng để chỉ đạo và xử lý kịp thời.

Bước 8: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí:

CBQTTD có trách nhiệm thường xun theo dõi thơng qua hợp đồng tín dụng, bảng kê rút vốn, các chương trình báo cáo phần mềm … để thơng báo cho PQHKHCN để đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, phí từ khách hàng theo đúng quy định tại Hợp đồng. CBQHKHCN chủ động hoặc trên cơ sở thơng báo của CBQTTD

thường xun chăm sóc, thơng báo khách hàng trả nợ, đảm bảo không để nợ quá hạn xảy ra.

Bước 9: Điều chỉnh tín dụng:

Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc CBQHKHCN chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo … hoặc các thông tin cảnh báo của bộ phận quản lý rủi ro thì CBQHKHCN tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ:

Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKHCN phối hợp với CBQTTD và cán bộ DVKHCN đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, ... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản cho khách hàng theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)