Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

- Hạn chế trong chính sách quản lý rủi ro: BIDV chưa xây dựng được hệ

3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tớ

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

BIDV-HCM chịu sự chi phối của BIDV về chính sách, định hướng, mục tiêu hoạt động. Do vậy, BIDV-HCM sẽ tiếp thu những chính sách, định hướng, mục tiêu của BIDV như trên. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt mục tiêu, chiến lược phát triển

mà BIDV đã đặt ra, BIDV-HCM cũng xác định những định hướng, mục tiêu cụ thể cho riêng mình trong giai đoạn hiện tại và sắp tới nhằm thực hiện cao nhất kế hoạch kinh doanh được giao, tạo bước chuyển biến trong hoạt động kinh doanh, đồng thời tiếp tục phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tăng trưởng bền vững theo mục tiêu kế hoạch chiến lược đề ra, đảm bảo vận hành nhịp nhàng, hiệu quả các bộ phận theo đúng chức năng nhiệm vụ được quy định.

¾ Định hướng hoạt động đến năm 2015:

• Về định hướng phát triển: “giữ vững thị phần và phát triển bền vững”,

Giữ vững thị phần hoạt động của BIDV-HCM trên địa bàn và trong hệ thống trong

giai đoạn thị trường được nhận định sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp; đồng thời tiếp tục tích cực phát triển khách hàng, tăng nền vốn bền vững là nền tảng thúc đẩy các mặt hoạt động khác và giữ vững hình ảnh truyền thống của BIDV; thiết lập quan hệ toàn diện thông qua tăng tỷ trọng bán chéo sản phẩm; tiếp tục ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn tài trợ xuất nhập khẩu nhằm tăng cường thu dịch vụ và tiền gửi thanh tốn.

• Về định hướng khách hàng: “phát triển khách hàng chọn lọc, hợp tác tồn diện và tìm kiếm cơ hội để tạo bước đột phá”, nâng cao trình độ đội ngũ cán

bộ quan hệ khách hàng có khả năng tiếp thị, tiếp cận và thẩm định năng lực khách hàng; chọn lọc khách hàng là các doanh nghiệp mà chi nhánh đang quan hệ, các doanh nghiệp trung ương có trụ sở tại địa bàn phía Nam, các doanh nghiệp có quan hệ với BIDV có địa bàn Phía Bắc hoạt động minh bạch, đã có thị trường ổn định;

các cá nhân, hộ gia đình trung lưu, có thu nhập ổn định; tạo cơ chế khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm bán chéo, đẩy mạnh hợp tác toàn diện, lâu dài, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của các bên, thực hiện nguyên tắc cùng chia sẻ cơ hội,

cùng hợp tác thành cơng.

• Về định hướng hoạt động: “đảm bảo hoạt động an tồn, hiệu quả”: nâng

cao vai trị quản trị điều hành, giám sát chặt các hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro và có phản ứng kịp thời trước những diễn biến phức tạp của thị trường, đảm bảo không để xảy ra rủi ro trong tác nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo các hoạt động an tồn, khơng thất thoát tài sản khách hàng và của ngân hàng. Đảm

bảo tốc độ tăng trưởng cao, các cơ cấu chỉ số tiên tiến hơn mức bình qn tồn hệ thống trên các mặt hoạt động; nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo thu nhập cán

bộ nhân viên năm sau cao hơn năm trước.

• Xây dựng nguồn nhân lực tinh thơng nghiệp vụ, tận tâm với nghề. Công

cơ cấu đào tạo chuyên sâu và mang tính tổng hợp: đào tạo về chuyên mơn, về quản lý kinh tế, về chính trị, pháp luật …

¾ Một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 3 năm 2013-2015

• Tiếp tục giữ vị thế là chi nhánh chủ lực trên địa bàn và trong hệ thống BIDV. • Tạo sự bứt phá và tăng trưởng mạnh mẽ trong quy mô, đảm bảo gia tăng thị

phần gắn liền với chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn và tín dụng theo hướng tăng trưởng an tồn, bền vững và hiệu quả.

• Triển khai triệt để đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh nghiệp vụ ngân hàng bán

lẻ; bán chéo sản phẩm; Tăng cường hợp tác hiệu quả với các thành viên của BIDV trên địa bàn (như Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khốn,…) để cung ứng dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói cho khách hàng.

• Củng cố và tăng tốc phát triển mạng lưới các Phòng giao dịch theo hướng

nâng cao hiệu quả hoạt động, trở thành các nhân tố chính trong triển khai các sản

phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

• Tập trung đào tạo và phát triển khối Quan hệ khách hàng theo hướng chuyên

sâu. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng

đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp để hạn chế rủi ro.

• Quy hoạch cán bộ cấp cao, đào tạo nâng cao năng lực quản trị điều hành để

chuẩn bị đội ngũ kế cận và phục vụ công tác phát triển mạng lưới.

• Tăng cường kiểm tra kiểm soát gắn liền trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Giảm

thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng

trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 15 -25%/năm.

¾ Mục tiêu tăng trưởng tín dụng bán lẻ đến năm 2015

Giai đoạn 2011-2015, BIDV xác định tín dụng bán lẻ là một lĩnh vực cơ bản,

mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ và phải tập trung phát triển với mục tiêu tăng trưởng nhanh (30-40%/năm), đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn.

Tuân thủ những mục tiêu do BIDV đề ra, BIDV-HCM cũng hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng

nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng nhằm tăng trưởng tín dụng bán lẻ ở mức cao nhất.

• Về thị phần: phấn đấu đến 2015 có quy mô hoạt động ngân hàng bán lẻ đứng

đầu địa bàn TP.HCM và các chi nhánh trong khu vực động lực phía Nam, tăng

cường sự đồng đều trong việc phát triển các sản phẩm TDBL. Duy trì tốc độ tăng

trưởng TDBL ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, đảm bảo chất

lượng nợ xấu dưới 3%, dư nợ bán lẻ năm 2015 đạt 1,200 tỷ đồng, tăng trưởng bình qn 30%/năm.

• Nền khách hàng (khách hàng mục tiêu): tập trung vào nhóm khách hàng cá

nhân và hộ gia đình có nguồn thu nhập ổn định, trong đó chú trọng nhóm khách

hàng trẻ trong độ tuổi từ 21 – 35 vì tính năng động trong tiếp cận sản phẩm và có

nhu cầu về tiêu dùng, phục vụ đời sống..

• Về sản phẩm tín dụng bán lẻ: tích cực và năng động trong công tác triển

khai các sản phẩm mới, các gói sản phẩm kết hợp, mạnh dạn đề xuất những sản

phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng; bên cạnh đó khơng ngừng nâng cao

chất lượng sản phẩm qua công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng định kỳ.

Về mạng lưới, kênh phân phối: Thành lập mạng lưới chi nhánh cấp 2, các phòng giao dịch nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ, TDBL cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời tăng cường tiếp thị các sản phẩm TDBL tới các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình … nhằm gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ.

Về nhân lực: đào tạo chuyên sâu cán bộ quan hệ khách hàng về nghiệp vụ

ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng, về phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng và nhu cầu đa dạng của

khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)