Nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)

- Vay mua, xây hoặc sửa chữa nhà với nhiều chương trình có lãi suất ưu đãi,

2.2.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động tín dụng bán lẻ

¾ Xuất phát từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng

Việt Nam sau khi chính thức trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì sự cạnh tranh trong việc kinh doanh sản phẩm dịch vụ đối với BIDV từ các ngân hàng trong nước và quốc tế ngày càng trở nên gay gắt. Việt Nam đang là mục tiêu của các ngân hàng nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam nhằm chiếm lĩnh thị phần thông qua việc đầu tư vào các đối tác chiến lược là các ngân hàng cổ phần trong nước, mở rộng hoạt động và thành lập các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Với sự hỗ trợ về vốn, công nghệ và kinh nghiệm của các đối tác chiến lược nước ngoài, các ngân hàng TMCP trong nước liên tục mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng nhanh chóng chuyển đổi sang mơ hình cổ phần nhằm tạo ra một cơ chế hoạt động năng động hơn trước áp lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài bắt đầu khai thác thị trường bán lẻ,

thay vì chỉ có bán bn như trước đây, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ bắt

đầu được ngân hàng ngoại lên kế hoạch xây dựng, tung ra thị trường, với mong

muốn sớm chiếm lĩnh thị phần. Việc thâm nhập sâu của các ngân hàng nước ngồi trên thị trường tài chính Việt Nam đang ngày càng rõ nét, mặc dù các ngân hàng trong nước cũng tăng tốc đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới.

Và một số ngân hàng trong nước đi đầu trong hoạt động ngân hàng bán lẻ như ACB, Sacombank và Techcombank... đã có chiến lược và đường lối phát triển rõ ràng. Nay trong hoàn cảnh ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, mà nhất là các đối thủ đến từ nước ngoài vốn có thế mạnh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ

nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng thì càng khó khăn hơn cho BIDV- HCM nói riêng và BIDV nói chung để có thể cạnh tranh phát triển TDBL.

¾ Xuất phát từ mơi trường pháp lý

Cho đến nay các hoạt động tín dụng đều được điều tiết theo những cơ chế,

hoạt động tín dụng, không phân biệt bán buôn và bán lẻ. Trong khi đó, hoạt động

TDBL với những đặc thù riêng cần thiết có những cơ chế chính sách cụ thể, quy

trình riêng biệt phù hợp làm nền tảng thúc đẩy hoạt động này phát triển.

Bên cạnh đó khn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng cịn bất cập, chưa hồn chỉnh và đồng bộ. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong

việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử ... Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Lao động, Luật Phá sản... còn nhiều bất cập, chưa tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong cơ chế thị trường.

¾ Xuất phát từ phía ngân hàng

- BIDV chưa xây dựng được chiến lược phát triển thành một ngân hàng bán

lẻ hiện đại, chuyên nghiệp, với lộ trình cụ thể trong từng giai đoạn, với kế hoạch

phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng, tiện ích, với mơ hình tổ chức, cơ chế,

chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Đồng thời, BIDV cũng chưa xây dựng được kế hoạch phát triển các nhóm sản phẩm, dịch vụ

ngân hàng cụ thể, trong đó có tín dụng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)