Bài học kinh nghiệm cho BID

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

- Ngân hàng OceanBank triển khai đồng loạt 5 sản phẩm tín dụng tiêu dùng:

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho BID

Qua thực tế từ hoạt động của các tổ chức tài chính tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam từ thành công đến thất bại, rút ra những bài học kinh nghiệm về tín

dụng ngân hàng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng cùng với việc đa dạng các sản phẩm tín dụng bán lẻ cho BIDV, đó là:

¾ Để phát triển mạnh các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng nói chung và

sản phẩm TDBL nói riêng, BIDV cần xác định chiến lược và lộ trình cụ thể cho ngân hàng mình, trong đó cần lưu ý một số mặt cụ thể như sau:

- Mở rộng và đa dạng hóa kênh phân phối nhằm tăng tiện ích, tăng khả năng tiếp cận khách hàng bao gồm mở rộng mạng lưới các chi nhánh và đặc biệt là các kênh phân phối điện tử, công nghệ cao, qua internet, qua điện thoại, hệ thống các

máy ATM, điểm chấp nhận thẻ rộng khắp. Mở rộng mạng lưới cần thiết dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng; đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng, phân khúc khách hàng tiềm năng, khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Việc phát triển mạng lưới cũng song song với q trình rà sốt mạng lưới, rà sốt và đóng cửa những điểm giao dịch hoạt động khơng hiệu quả để bố trí lại nhằm giảm bớt chi chí khơng hợp lý.

- Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và

mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có TDBL. Hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có cơng nghệ cao, đặc điểm nổi trội, tiện ích khác biệt so các sản phẩm trên thị trường nhằm tăng tính cạnh tranh. Thiết kế sản phẩm phải dựa trên quan

điểm hướng đến khách hàng, dựa trên các yêu cầu khách hàng và thị trường, các

quy trình thủ tục đơn giản, tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận. - Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, hoạt động tiếp thị, chăm sóc

khách hàng và hậu mãi nhằm tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng giúp khách hàng có thơng tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về sản phẩm ngân hàng, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản

phẩm, tạo mối gắn kết đa chiều giữa ngân hàng và khách hàng.

- Kết hợp hiệu quả những sản phẩm tín dụng với nhau để phục vụ cho các đối tượng phù hợp. Liên kết chặt chẽ với những dịch vụ đi kèm, thu hút sự quan tâm của khách hàng.

- Thực hiện chun mơn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức. Sắp xếp lại mơ hình tổ chức phù hợp với mơ hình ngân hàng bán lẻ.

¾ Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến rủi ro tín dụng bán lẻ: Kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng đa dạng, số lượng lớn, buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định hoạt động chặt chẽ và kiểm soát rủi ro.

Từ bài học khủng hoảng thẻ tín dụng và khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ rút ra bài học về rủi ro cho hoạt động tín dụng bán lẻ nói chung, tín dụng tiêu

dùng và mua nhà ở nói riêng, đây là hai phân khúc lớn trong tín dụng bán lẻ, đó là: - Khơng hạ thấp các điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng; khi cấp tín dụng cần đánh giá khách hàng tồn diện, khơng chỉ xem xét đến khả năng trả nợ hiện tại mà còn phải đánh giá, xem xét đến khả năng trả nợ trong tương lai khi có những

biến động về lãi suất, giá cả, tài sản, nguồn thu nhập, đồng thời quan tâm đến lịch sử quan hệ tín dụng, hệ số nợ trên thu nhập, điểm xếp hạng tín dụng khách hàng…

- Đa số các NHTM Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống chấm điểm khách

hàng cá nhân để đánh giá uy tín tín dụng khách hàng trước khi cấp tín dụng; cần

thiết có cơ chế giám sát và hệ thống thơng tin kiểm sốt tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác tránh tình trạng khách hàng vay vốn tràn lan làm mất khả năng thanh toán khi nợ đến hạn.

- Cần có một giới hạn hạn mức tín dụng cho khách hàng phù hợp với tình hình tài chính của khách hàng, đặc biệt đối với những khoản vay tiêu dùng tín chấp.

- Thường xun rà sốt, đánh giá lại các khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro để chủ động hơn trong công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)