Nội dung xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu luận vă n:

1.1.7 Nội dung xếp hạng tín dụng

Nội dung xếp hạng tín dụng doanh nghiệp bao gồm xác định ngành kinh tế, quy mơ doanh nghiệp, phân tích các yếu tố tài chính và phi tài chính theo phương pháp định tính và định lượng

Xác định ngành kinh tế

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính được định nghĩa là hoạt động đem lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

Xác định quy mơ doanh nghiệp

Quy mơ hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động .Các chỉ tiêu xác định bao gồm: số lượng lao động bình quân, doanh thu thuần, vốn đầu tư chủ sở hữu, tổng tài sản

Các yếu tố tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp thực hiện bằng phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhĩm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm:

Nhĩm chỉ tiêu thanh khoản: gồm 3 chỉ tiêu

1. Khả năng thanh tốn hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

2. Khả năng thanh tốn nhanh = ( Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn với :

3. Khả năng thanh tốn tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn  Nhĩm chỉ tiêu hoạt động

Hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Mức độ hiệu quả hoạt động sẽ ảnh hưởng đến khả năng quay vịng vốn của doanh nghiệp để đáp ứng nghĩa vụ hồn trả nợ. Các chỉ tiêu thích hợp để đo lường hiệu quả hoạt động của DN bao gồm 4 chỉ tiêu như sau :

1. Vịng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

2. Vịng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Tài sản ngắn hạn bình quân

3. Vịng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quân

4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ= Doanh thu thuần / Giá trị cịn lại của TSCĐ bình quân  Nhĩm chỉ tiêu cân nợ : bao gồm 02 chỉ tiêu:

1.Tổng nợ phải trả trên tổng tài sản = Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản

2. Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu  Nhĩm chỉ tiêu thu nhập:

Nhĩm chỉ tiêu thu nhập dùng để đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Những doanh nghiệp cĩ mức lãi hàng năm ổn định chắc chắn sẽ ít rủi ro hơn một doanh nghiệp cĩ doanh thu và lợi nhuận thường hay biến động. Các hệ số về thu nhập đo lường trực tiếp hiệu quả hoạt động của DN trong việc chuyển hĩa doanh thu bán hàng thành lợi nhuận . Nhĩm chỉ tiêu này bao gồm :

1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh / Doanh thu  Các yếu tố phi tài chính

Do dữ liệu tài chính khơng đủ để đo lường chính xác hạng mức tín nhiệm của DN, phân tích các chỉ tiêu phi tài chính phải được sử dụng để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Đây là nhân tố khơng biểu hiện bằng con số nhưng cĩ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của DN vay vốn. Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp định tính, bao gồm các nhĩm:

(1) Khả năng trả nợ của doanh nghiệp: được đánh giá dựa trên tốc độ tăng

trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp....

(2) Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ: đánh giá dựa trên số năm hoạt động của DN trong ngành, năng lực quản trị của Ban lãnh đạo, trình độ kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cấp cao , chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, mơi trường kiểm sốt nội bộ, mơi trường nhân sự của doanh nghiệp ...

(3) Quan hệ với ngân hàng: đánh giá thơng qua thời gian quan hệ tín dụng với ngân hàng, thiện chí và tình hình trả nợ, nghĩa vụ thực hiện các cam kết với ngân hàng, tình hình cung cấp thơng tin , mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng, định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của CBTD.....

(4) Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành: đánh giá các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tới ngành , bao gồm đánh giá triển vọng ngành, khả năng gia nhập ngành của các DN mới, tính ổn định của yếu tố đầu vào, các chính sách khuyến khích của Nhà Nước, lợi thế về nguồn nhân lực.....

(5) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: sự phụ thuộc

vào một số nhà cung cấp và một số khách hàng, tính ổn định của thị trường đầu ra, uy tín của DN trên thị trường, khả năng sản phẩm bị đào thải bởi các sản phẩm khác, vị thế cạnh tranh, triển vọng phát triển, chiến lược marketing, đánh giá điều kiện và cơng suất máy mĩc sử dụng trong sản xuất, trình độ của đội ngũ chuyên viên....

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28 - 30)