c. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
2.4. Đánh giá chung thực trạng chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong hơn 10 năm qua, sản lượng cá tra của Việt Nam đã tăng 50 lần, giá trị xuất khẩu tăng 65 lần và hiện đang chiếm tới 99,9% thị phần thế giới. Quả thật chưa có một sản phẩm thủy sản nào có tốc độ phát triển nhanh như sản phẩm cá tra Việt Nam, chỉ trong một thời gian ngắn đã chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng và được sự chấp nhận bởi các thị trường thế giới. Tuy nhiên chính sự phát triển quá nóng ấy đã dần bộc lộ rõ những yếu điểm của nó. Liệu đây có phải là lúc chúng ta cần nhìn nhận thật nghiêm túc về định hướng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra với những tiêu chuẩn cụ thể để cá tra Việt Nam ngày càng phát triển bền vững, vươn mạnh ra biển lớn.
Những kết quả đạt được
Hơn 10 năm qua diện tích ni cá tra liên tục gia tăng, từ 1.290 ha năm 1997 tăng lên 5.420 ha vào năm 2010, tăng gấp 4,2 lần. Tốc độ tăng trưởng
bình quân 15,46%/năm. Trong suốt quá trình ấy, chuỗi giá trị cá tra đã không ngừng phát triển khi vận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn góp phần đưa năng suất và sản lượng nuôi cá tra liên tục tăng qua các năm. Nhiều vùng ni đã áp dụng thành cơng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như: SQF1000CM, Global GAP…
Song song đó, sản phẩm cá tra chế biến đã thực sự trở thành một món ăn quen thuộc với người tiêu dùng của hơn 140 nước trên thế giới. Kết quả này xuất phát từ nguồn nguyên liệu dồi dào cùng với hệ thống nhà máy chế biến có dây chuyền thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực và bước đầu tiếp cận với thế giới.
Việc phát triển ngành nuôi cá tra đã giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lao động đáng kể và góp phần duy trì bảo vệ trật tự an ninh. Hiện nay tổng lượng lao động tham gia vào ngành hàng này 105.535 người. Mặc khác kể từ khi phát triển vượt bậc, chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một con số đáng kể. 1,4 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu mà cá tra mang về trong năm 2010. Dự kiến con số này sẽ tăng lên và đạt 1,55 tỷ USD vào năm 2011 dù phải đối mặt với nhiều sóng gió phía trước.
Các tổ chức đóng vai trị là các tác nhân hỗ trợ trong chuỗi giá trị cá tra như VASEP, NAFIQAVED..hoạt động hiệu quả dưới sự quản lý của bộ Thủy sản bằng cách giúp các doanh nghiệp cập nhật thông tin và kiểm soát hướng đi khi gặp sự đối kháng từ quốc tế. Trong thời gian qua các tổ chức này đã khơng ngừng nâng cao vai trị chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có giải pháp cụ thể để ổn định, phát triển sản xuất, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước đồng thời bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giữ vững thị trường xuất khẩu.
Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục
Xuất phát từ lợi nhuận: lợi nhuận là mấu chốt của vấn đề để bộc lộ rõ những yếu điểm của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL trong suốt thời gian qua. Đầu tiên:
ồ ạt đào ao thả cá làm gia tăng diện tích đến chóng mặt. Trong khi đó cơng nghệ, kỹ thuật ni cịn rất đơn giản, lạc hậu; chưa ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật tiên tiến. Mặt khác công tác chuyển giao quy trình kỹ thuật từ các Viện, Trường hay các tổ chức thủy sản cịn mang tính đối phó, thiếu thuyết phục. Hầu như các hộ dân vẫn duy trì kỹ thuật ni truyền thống và nâng cao sản lượng nhờ kinh nghiệm sản xuất là chủ yếu. Chính sự gia tăng khơng bền vững này đã dần làm cho môi trường nước
bị ô nhiễm trầm trọng.
Bên cạnh đó cũng xuất phát từ lợi nhuận mà nhà sản xuất và ương giống lại cung cấp cá giống không đảm bảo chất lượng.
Thêm một vấn đề nan giải là sự cạnh tranh trong nội bộ chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL. Sự cạnh tranh giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Hiện tượng ép giá, phá vỡ hợp đồng thậm chí bán phá giá chỉ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và cơ hội thị trường.
Ngoài ra sự phân chia lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra chưa có sự cân xứng hài hịa. Chính sự bất đối xứng này cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên mối xung đột giữa các tác nhân trong chuỗi.
Việc quản lý và liên kết trong suốt chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL còn nhiều yếu kém, bất cập. Sự rời rạc và lỏng lẻo trong các mắt xích chuỗi dẫn đến khủng hoảng thừa – thiếu nguyên liệu như một điệp khúc. Ngoài ra, sự bất cập trong quản lý cũng kéo theo cơng tác kiểm sốt chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn do nghề nuôi phát triển quá manh mún. Trong khi đó hệ thống thơng tin chun ngành chưa cập nhật kịp thời những dự báo thị trường. Chính vì vậy khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào và đầu ra của các tác nhân trong chuỗi lộ rõ tính bị động, và khả năng ứng phó tình huống chậm. Tất cả những vấn đề này làm cho chuỗi giá trị cá tra ln trong tình trạng bất ổn định và có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Cá tra ĐBSCL đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế với vị trí số một về xuất khẩu. Tuy nhiên do thiếu một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khoa học nên chuỗi giá trị cá tra vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó và nhu cầu của thế giới. Xuất phát từ nguyên nhân chính là chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL đang dần bộc lộ rõ những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững.
Do đó để thực hiện quy trình sản xuất khép kín cá tra chất lượng cao nhằm tăng lợi nhuận cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của tồn chuỗi cần phải có những giải pháp đồng bộ để giải quyết những vấn đề bất cập trên. Những giải pháp này sẽ được triển khai và phân tích cụ thể trong chương 3.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà quy mô nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là cá tra (Pangasius hypophthalmus) của các tỉnh ĐBSCL đã không ngừng phát triển. Do lợi nhuận hấp dẫn cũng như giá trị xuất khẩu tăng cao mà nghề nuôi cá tra đã gây ra những tác động xấu đến quá trình phát triển bền vững. Do đó, tất cả các giải pháp mà tác giả đề xuất dưới đây đều nhằm mục đích:
Ổn định sản xuất và tạo một chu trình khép kín từ khâu đầu vào đến đầu ra trong suốt chuỗi giá trị cá tra. Trong đó tập trung vào giài pháp quy hoạch vùng ni trong giai đoạn 2011-2020.
Giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước – một trong những tiêu chí quan trọng để tiến tới phát triển bền vững. Đồng thời phát triển chuỗi giá trị theo hướng hiện đại hóa nhằm tạo cơng ăn việc làm ổn định cho lực lượng lao động ĐBSCL.
Từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia cho cá tra ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung. Tạo dựng sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm tại thị trường quốc tế, đủ vững vàng để đương đầu với những thách thức mới. Chiến lược trong dài hạn là nâng cấp vị thế chuỗi giá trị cá tra trong chuỗi thủy sản toàn cầu.