Mơ hình liên kết ngang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 127 - 131)

c. Nhu cầu lao động chế biến cá tra

3.3.2.3.2. Mơ hình liên kết ngang

giữa Bộ NN-PTNT quản lý ngành, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam, rồi liên kết giữa những người nuôi cá, liên kết giữa các nhà máy chế biến, thậm chí là liên kết của những nhà cung cấp con giống, giữa các nhà máy cung cấp thức ăn với nhau.

Xu thế phát triển bền vững trong tương lai là “liên kết ngang" với việc đặt chất lượng lên hàng đầu. Sự liên kết này xuất phát từ sự thành công “liên minh

sức mạnh thương lượng của các liên minh chiến lược trong việc mang lại giá trị tối đa cho từng doanh nghiệp.

Trong mơ hình liên kết ngang của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL, ta sẽ kết hợp 3 nhóm liên kết chính:

- Liên kết giữa các nhà máy chế biến - Liên kết giữa các nhà nuôi trồng cá tra. - Liên kết giữa các nhà sản xuất giống cá tra Ngoài 3 liên kết này là sự hỗ trợ của các dịch vụ: - Các nhà máy chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản

- Các hiệp hội chuyên ngành thủy sản, bộ, ban ngành quản lý.

Hoạt động của từng nhóm như sau:

Nhóm 1: Liên kết giữa các nhà máy chế biến

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu cá tra đóng một vai trò quan trọng trong việc liên kết các doanh nghiệp. Ban chỉ đạo hiệp hội phải là những chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu thị trường thế giới. Hiệp hội có trách nhiệm điều tiết mọi hoạt động của các thành viên, tránh tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ, xâu xé thị phần trên thị trường quốc tế…vì mục đích chung mà tất cả các tác nhân trong toàn chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL hướng đến là thương hiệu cá tra Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Theo định kỳ, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý…hiệp hội sẽ tổ chức những cuộc đấu thầu cho các thành viên để thực hiện các hợp đồng theo yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu. Hợp đồng sẽ được phân bổ đến các doanh nghiệp sao cho phù hợp với uy tín, cơng cuất của nhà máy chế biến và mức độ linh hoạt giá cả của chính doanh nghiệp đó. Quyền lợi của tất cả thành viên hiệp hội đều như nhau và cùng hợp tác trong mối gắn kết tương quan.

Nhóm 2: Liên kết giữa các nhà nuôi trồng cá tra

Trong liên kết ngang không thể thiếu mối quan hệ của những nhà nuôi cá tra. Đây là một trong 3 tác nhân chính của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL và cũng là tác nhân chịu nhiều rủi ro nhất. Vì vậy khi nhận thấy tầm quan trọng của sự liên kết thì hội các nhà nuôi trồng cá tra ra đời là một xu thế tất yếu, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho những người nuôi.

Hiệp hội sẽ thay mặt các thành viên làm việc trực tiếp với hiệp hội chế biến và xuất khẩu cá tra nhằm đạt được sự thỏa thuận về giá. Một trong những tiêu chí để gia nhập hiệp hội là tất cả các vùng nuôi đều phải cam kết nuôi cá tra sạch theo đúng tiêu chuẩn của quốc tế. Mội một vùng nuôi sẽ được đánh dấu nhằm dễ dàng cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nếu như trước đây việc người nông dân phải chật vật, bon chen tìm kiếm đầu ra để bán cá thành phẩm, chịu nhiều rủi ro về thị trường tiêu thụ và khả năng mặc cả yếu kém thì nay trên cơ sở của giải pháp quy hoạch tổng thể, và sự liên kết này sẽ dần mang lại giá trị tương xứng cho nghề nuôi cá tra. Hiệp hội sẽ thực hiện những chức năng như sau:

Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Sau đó sẽ phân bổ về cho từng thành viên tùy vào khả năng cung cấp và chất lượng cá thương phẩm.

Đàm phán về giá cả

Hổ trợ và cung cấp thông tin thường nhật đến các thành viên như: những tiêu chuẩn nuôi trồng được chấp nhận và những biến động của thị trường thế giới…

Thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm để các thành viên gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm cho nhau…

Trung tâm quản lý giống có nhiệm vụ kiểm sốt chặt chẽ q trình sản xuất và ương giống nhân tạo của các trại giống. Quản lý việc lưu thông cá tra giống trên thị trường và thay mặt hội viên thực hiện việc giao dịch với các liên kết ngang còn lại để mang lại giá trị tốt nhất cho từng thành viên.

Trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL không nhất thiết phải xuất hiện cả 3

liên kết này nhưng trong tương lai để đạt được sự phát triển bền vững bên cạnh giải pháp quy hoạch tổng thể thì sự kết hợp của các liên kết ngang sẽ tạo nên một liên minh chiến lược đúng nghĩa.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để giải pháp có tính khả thi, thứ nhất, phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL dưới sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các bộ, ban ngành và các hiệp hội thủy sản. Thứ hai, tất cả các liên kết trong chuỗi dù là liên kết dọc hay liên kết ngang đều phải hướng tới mục tiêu chung: phát triển vững mạnh thương hiệu cá tra Việt Nam và phấn đấu từng bước nâng cấp vị thế chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Thứ ba, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, huấn luyện và ln cập nhật kiến thức khoa học mới. Vì đại diện cho các hiệp hội trong từng liên kết ngang phải là những người am hiểu sâu rộng.

3.3.2.5. Phân tích lợi ích dự kiến

Trong phần 2.3 của chương 2, khi nghiên cứu về sự phân chia lợi ích và giá trị của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL ta nhận thấy một sự bất hợp lý khi phần lớn các lợi ích đều tập trung vào các doanh nghiệp chế biến (tác giả tập trung phân tích kênh thị trường 4 vì giải pháp quy hoạch đến năm 2020 vẫn dành 90% cho thị trường xuất khẩu). Do đó khi thực hiện giải pháp liên kết bền vững thì các tác nhân trong chuỗi đều có cơ hội được hưởng lợi tương xứng. Ngoài ra đối với các nhà sản xuất giống, các hộ nuôi đều được đảm bảo tiêu thụ đầu ra . Đối với các doanh nghiệp sẽ tránh

được tình trạng bị động trong việc thu mua nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng một cách dễ dàng.

3.3.2.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp

Khó khăn thứ nhất khơng thống nhất được tư tưởng của các tác nhân trong quá trình hợp tác và phát triển, vì ai cũng muốn địi hỏi quyền lợi nhiều nhất nhưng nghĩa vụ ít nhất. Thứ hai, độc lập và tự phát là hai từ phổ biến trong phương cách ni trồng cá tra hiện nay vì vậy khi có sự kết hợp với nhau, các nhà ni cá cũng như nhà sản xuất giống sẽ khó thích nghi bởi sự quản lý và điều phối của hiệp hội.

Thứ ba, về phía các doanh nghiệp chế biến, phần lớn đều của tư nhân nên việc đảm

bảo cân đối lợi nhuận của từng thành viên trong hiệp hội là cả một vấn đề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 127 - 131)