Hướng tới việc xây dựng các nhà máy chế biến phụ phẩm trong lai để

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 120)

giảm thiểu tác động đến môi trường

Hiện nay, sản lượng ni cá tra của Việt Nam ước tính bình qn khoảng 1,2 triệu tấn/năm, khi đưa vào chế biến xuất khẩu - chủ yếu là filê đông lạnh, với định mức khoảng 2,6 kg nguyên liệu cho ra 1kg thành phẩm. Như vậy, lượng phụ phẩm từ công nghiệp chế biến cá tra filê đông lạnh khoảng 700.000 tấn/năm, đây là một con số khổng lồ. Vì việc tận dụng được triệt để các phụ phẩm một mặt tạo nguồn thu nhập đáng kể góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh mặt khác sẽ làm giảm áp lực với môi trường. Các sản phẩm từ phụ phẩm cá tra bao gồm: bong bóng cá, bao tử cá, da cá được tách riêng để bán cho các nhà hàng hoặc chế biến xuất khẩu. Một lượng lớn những phần còn lại chủ yếu được thu gom và đưa vào tách chiết lấy mỡ và chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi.

Đến năm 2010, đã có 7 nhà máy chế biến phế liệu công suất mỗi nhà máy 100.000 tấn phế liệu/năm. Tuy nhiên theo dự báo của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản phía Nam số lượng phế liệu từ sản xuất cá tra cần phải xử lý đến năm 2015 tăng lên 825.000 tấn và năm 2020 trên 1.000.000tấn. Vì vậy trong thời gian tới cần có những dự án về dây chuyền cơng nghệ hiện đại để chế biến phụ phẩm. Đến năm 2015, cần có 9 nhà máy để chế biến phế liệu và đến năm 2020 số nhà máy cần có là 11 để chế biến hết trên 1,0 triệu tấn phế liệu. Mặt khác, cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu, các trung tâm, trường đại học, các tổ chức khoa học trong và ngoài nước,…để có các đề tài nghiên cứu tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm cá tra với công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường. (Chi tiết dự báo khối lượng phế liệu từ chế biến cá tra đến năm 2020 xin tham khảo ở phụ lục số 18)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)