Các giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 94 - 96)

c. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

3.3. Các giải pháp

Xuất khẩu là khâu cuối cùng trong quá trình đưa cá tra ĐBSCL ra thị trường thế giới và giá trị kim ngạch mang về thể hiện rõ nét thành quả của cả chuỗi giá trị. Tuy nhiên để đến được với khâu cuối cùng này là cả một q trình cần phải có sự kiểm sốt và quản lý. Do đó các giải pháp được trình bày dưới đây sẽ thể hiện rõ những quan điểm của tác giả nhằm góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL trong giai đoạn 2011 – 2020.

3.3.1. Giải pháp 1: Quy hoạch tổng thể vùng nuôi – sản xuất cá tra - giải pháp

trọng tâm

3.3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp

Dưới sự hổ trợ và tư vấn của các chuyên gia trong ngành, tác giả đề xuất giải pháp này nhằm các mục tiêu sau: Thứ nhất, phát triển chuỗi giá trị cá tra bền vững phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL; lấy cá tra là đối tượng ni chủ lực trong đó sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra là một hoạt động kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thứ hai, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng hiện đại hóa tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Thứ ba, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cá tra phải gắn liền với việc

thực hiện bảo đảm các tiêu chuẩn quy định về điều kiện nuôi, chất lượng, an tồn sinh học, bảo vệ mơi trường, đảm bảo hài hịa lợi ích của người tiêu dùng, cá nhân, tổ chức nuôi cá

và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thứ tư, lấy phát triển nuôi cá tra công nghiệp là

trọng tâm, chuyển từ phương pháp truyền thống, tự phát (nhiều hạn chế) sang sản xuất mang đậm tính khoa học như chương trình tiêu chuẩn sản xuất tốt trong nông nghiệp Global GAP.

3.3.1.2. Nội dung giải pháp:

Để chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL phát triển bền vững thì bản thân các tác nhân trong chuỗi phải có hướng đi ổn định trong tương lai. Đối với nhà cung cấp cá giống phải đặt chất lượng lên hàng đầu, trong khi vùng nuôi phải luôn đảm bảo nguồn cung cho các doanh nghiệp chế biến và cá tra được nuôi trong môi trường sạch, an toàn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu phải tránh được tình trạng bị động trong cơng tác thu mua, có thể chủ động ký kết và tổ chức thực hiện các đơn hàng lớn. Chung tay để nâng cao giá trị cá tra trên thị trường quốc tế bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị là nội dung cơ bản của giải pháp này.

+ Sản xuất giống cá tra: Phát triển thành 3 vùng tập trung Vùng 1: An Giang-Đồng Tháp-Vĩnh Long

Vùng 2: Cần Thơ-Hậu Giang-Sóc Trăng Vùng 3: Tiền Giang-Bến Tre-Trà Vinh.

+ Nuôi cá tra thương phẩm: Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng quy trình cơng nghệ tiến tiến để ni cá tra năng suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái theo cấp độ thích nghi khác nhau:

Cấp độ 1 (Tốt): gồm đất Cù lao trên các sông lớn (sông Tiền và sông Hậu) Cấp độ 2 (Khá): gồm đất ven sông lớn, cách bờ nhỏ hơn 500 mét

Cấp độ 3( Trung bình): gồm đất ven các sơng nhánh, cách bờ khơng quá 400 mét.

+ Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học và hệ thống dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra.

+ Xây dựng nhà máy chế biến cá tra gắn với vùng nguyên liệu. Lập kế hoạch dự phòng dự báo những biến động cung cầu của thị trường thế giới để từ đó hoạch định sản lượng ni trồng và chế biến cho thích hợp. Song song đó thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng cơng nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, và thân thiện với môi trường.

3.3.1.3. Những dự báo về điều kiện phát triển trong giai đoạn 2011 – 2020

Với những biến chuyển khá phức tạp trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là thị trường tiêu thụ đã ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất. Do đó dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tương lai cũng như dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ sẽ áp dụng trong sản xuất và tốc độ phát triển ngành là điều cần thiết nhằm tăng tính khả thi cho giải pháp.

3.3.1.3.1. Dự báo nhu cầu thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông cửu long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)