Vấn đề ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải từ cá tra đang đến mức báo động và ảnh hưởng rất lớn đến người dân ĐBSCL. Nó tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt và sức khỏe của con người khi khơng có nguồn nước sạch để sử dụng và làm giảm hiệu quả nuôi khi gây cá chết hàng loạt. Do đó bên cạnh vấn đề kiểm sốt chặt chẽ diện tích và số lượng ni cần có một biện pháp cải thiện môi trường. Đây là một giải giải pháp có tính kỹ thuật cơng nghệ cao nên khi đưa ra giải pháp này tác giả đã có sự tham vấn từ các bài nghiên cứu của Ths Lê Anh Tuấn – Đại học Cần Thơ và sự tư vấn trực tiếp của TS. Nguyễn Thanh Tùng – phó viện trưởng viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản phía Nam, bộ NN và PTNT.
Trên cơ sở của quy hoạch tổng thể vùng nuôi ĐBSCL, các địa phương cần phải xây dựng ngay quy hoạch chi tiết cho từng vùng ni của địa phương mình dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng của các khu vực. Các khu vực nuôi cần phải được quy hoạch đồng bộ với hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt. Với định hướng quy hoạch khu vực nuôi cá tra sẽ nằm ven sông Tiền, sông Hậu hay các sông lớn nên
thải từ các khu nuôi để không ảnh hưởng đến dịng sơng.
Đối với diện tích ni hiện nay:
- Nuôi ở mật độ hợp lý trong khoảng từ 20-30con/m2 mặt nước là phù hợp, không nên nuôi với mật độ quá cao.
- Xử lý môi trường nước bằng các giải pháp tổng hợp: lắng lọc cơ học, xử lý hóa học và xử lý sinh học trước khi thải ra mơi trường ngồi. Lắng lọc cơ học dùng hệ thống ao; xử lý hóa học sử dụng các hóa chất được cho phép theo liều lượng nhất định (có sự hướng dẫn của người có chun mơn); và xử lý sinh học thường dùng các loại chế phẩm sinh học.
- Ngoài ra kết hợp với trồng trọt để đưa chất thải từ ao nuôi cá làm phân bón cho
cây trồng, giảm nguồn gây ơ nhiễm đưa trực tiếp ra môi trường.
Đối với diện tích quy hoạch mở rộng
- Cần áp dụng đúng tiêu chuẩn ngành, nếu có hệ thống ao lắng, ao xử lý vận
hành thường xuyên đúng quy trình thì mới cho phép hoạt động. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần tăng cường rà soát, quản lý, đưa ra được tiêu chuẩn nước đầu ra để có cơ sở so sánh, đánh giá và đưa ra các mức xử phạt phù hợp
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để người sản xuất nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời triển khai áp dụng các quy trình ni sạch, tiên tiến đã được công bố.
Các giải pháp cụ thể mà tác giả đề nghị áp dụng:
Nguồn: Th.s Lê Anh Tuấn, khoa công nghệ, đại học Cần Thơ
+ Hệ thống xử lý nước và chất thải:
Đây là mơ hình sử dụng hệ thống đất ngập nước để xử lý chất thải trong nuôi cá tra. Vùng ĐBSCL được xem là vùng đất ngập nước rộng lớn của nước ta. Đất ngập nước được xem là vùng đất có nhiều tiềm năng về khả năng xử lý chất thải qua quá trình tự làm sạch bằng các tác động lý hóa và sinh học phức tạp. Nước thải từ ao nuôi cá tra được dẫn qua khu đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo sẽ lắng đọng toàn bộ các chất không tốt cho môi trường nước rồi thông qua hệ thống cống thốt ra các dịng sơng. Trong khu đất ngập nước này sẽ trồng các loại sậy, hoặc các loại rong, bèo, tảo, hoa súng, lục bình...đây là những loại hấp thu tốt các chất như N, P, BOD5 ...trước khi thải ra ngoài.
=> Việc xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng đất ngập nước kiến tạo cần làm
đều đặn tức là phải có sự kiên trì và ý thức bảo vệ mơi trường của người nuôi cá.
Thông qua những kết quả thử nghiệm ban đầu ở các tỉnh nuôi cá tra trọng điểm thì
phương pháp này cho kết quả khá tốt, vận hành đơn giản, nông dân dễ thực hiện và quản lý. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế và khó khăn khi việc xử lý nước thải phải làm
đồng bộ. Một người thực hiện nhưng các cá nhân khác khơng xử lý nước thì ơ nhiễm
và nguy cơ dịch bệnh vẫn ở mức cao. (Chi tiết kết quả thử nghệm đất ngập nước tại các điểm nghiên cứu xin tham khảo ở phụ lục số 15, số 16)
+ Trong q trình ni: thức ăn dư phải được vớt ra khỏi ao và xử lý phù hợp tránh ô nhiễm nước hoặc tạo nguồn thức ăn để động vật gây hại phát triển (chuột, ruồi, …); các chất thải của sinh hoạt và quá trình sản xuất như bọc nilơng, tro nấu, thuốc, hóa chất...phải được bỏ vào thùng chứa rác, xác cá chết phải được chôn lấp cẩn thận, không được thải ra ao ở khu vực nuôi cá để không gây hại đến môi trường ao ni. Ngồi ra thả nuôi với mật độ quy định, nhằm giảm việc lạm dụng thuốc và hóa chất đồng thời quản lý cho ăn thật tốt, đúng lượng sẽ giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa.
dụng chất thải trong nuôi cá tra để phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Với đặc tính nước thải lớn, thành phần chủ yếu là chất dễ phân huỷ sinh học, hàm lượng đạm cao, nên các vùng nuôi nằm gần các khu sản xuất nơng nghiệp có giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là dẫn nước thải từ khu nuôi sử dụng cho các khu sản xuất nơng nghiệp sẽ có tính khả thi và phù hợp với hầu hết điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý trong vùng ĐBSCL.
Mơ hình 3.2. Sử dụng chất thải để phục vụ nông nghiệp
Đây là các biện pháp kỹ thuật tối ưu nhằm góp phần hữu hiệu trong việc
bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản và hài hịa lợi ích của cộng đồng và xã hội.
3.3.1.4.2. Quy hoạch hệ thống sản xuất giống cá tra
Song song với việc quy hoạch vùng ni cá tra thì việc quy hoạch các trại sản xuất giống theo khu vực là cần thiết. Mục đích chính là quản lý hiệu quả và chuẩn bị số lượng giống lớn có chất lượng cao để phục vụ cho các vùng nuôi trong giai đoạn 2011 -2020.