Đồ thị 3.3. Giá bình quân nguyên liệu của các loài cá thịt trắng
và cá tra Việt Nam 2000 - 2010
Nguồn: Pangasius- Việt Nam
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và chi phí nhân cơng rẻ nên chi phí sản xuất cá tra ĐBSCL thấp hơn so với các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy giá xuất khẩu cá tra có tính cạnh tranh rất cao tại thị trường thế giới.
3.3.1.3.3. Dự báo các điều kiện hổ trợ ngành nuôi trồng thủy sản phát triển Nuôi trồng thủy sản: trong những năm tới, công nghệ sinh học sẽ được áp Nuôi trồng thủy sản: trong những năm tới, công nghệ sinh học sẽ được áp
dụng rộng rãi hơn để thực hiện sản xuất giống sạch chất lượng cao. Bên cạnh đó, đa dạng hóa thủy sản ni, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chú trọng cả nuôi sinh thái và nuôi thâm canh năng suất cao.
Trong chế biến và thương mại thủy sản: Kỹ thuật mới trong cơng nghệ chế
biến như đơng gió, đơng rời, đơng tiếp xúc, hút chân không, luộc hấp, tái đông… sẽ tạo điều kiện sản xuất các sản phẩm thủy sản chất lượng cao. Công nghệ sản xuất surimi
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.18 1.12 1.08 1.09 1.15 1.18 1.19 1.19 1.19 1.2 1.23 1.25 0.64 0.65 0.59 0.6 0.84 0.75 0.8 0.85 0.8 0.87 0.9 0.93
Giá BQ cá nguyên liệu thịt trắng thế giới
Giá BQ cá tra nguyên liệu VN
US
D
/k
chế biến thành các sản phẩm mô phỏng, sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị xuất khẩu cao. Lượng phế liệu trong chế biến sẽ được tận thu để sản xuất dầu cá, bột cá và một số chế phẩm sinh học có ứng dụng trong ngành y, dược và một số ngành cơng nghiệp khác. Ngồi ra, cơng nghệ bảo quản sau thu hoạch phát triển tạo cho nguyên liệu tươi lâu hơn, giảm hao hụt nguyên liệu trong khi bốc dỡ vận chuyển và chờ chế biến. Các chất phụ gia độc hại sử dụng trong chế biến và bảo quản sẽ dần được thay thế bằng các chất khơng độc hại. Cơng nghệ sản xuất bao bì và đóng gói phát triển sẽ tạo điều kiện bảo quản và tiện cho tiêu dùng, nhờ thế sản phẩm sẽ hấp dẫn hơn.
Dịch vụ hậu cần: vận chuyển lưu thông nguyên liệu thủy sản sẽ thuận tiện,
nhanh chóng, chất lượng tốt hơn nhờ sử dụng xe lạnh, băng chuyền, kỹ thuật bảo quản sống… phổ biến trong các năm tới. Đồng thời công nghệ thông tin phát triển sẽ được ứng dụng rộng rãi trong ngành, làm tăng hiệu quả công tác quản lý, cập nhật các thơng tin thị trường giá cả và có thể thiết kế hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Cơ chế chính sách hổ trợ ngành trong tương lai: Thứ nhất, phát triển nuôi
trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đi đơi với bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, tạo ra nhiều đột phá về năng suất, chất lượng hiệu quả. Thứ ba, triển khai chương trình ứng dụng cơng nghệ sinh học, nâng
cao chất lượng giống nuôi, kể cả giống thủy sản, áp dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Thứ tư, xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch
phát triển nơng nghiệp và nơng thơn...đó là tất cả những nội dung chính của chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của chính phủ. Chiến lược này cho ta thấy một sự ưu ái dành cho ngành ni trồng thủy sản mà trong đó con cá tra là đối tượng trọng tâm.
Dự báo biến động môi trường: Theo số liệu đã được nghiên cứu và chứng minh của Viện Tầm nhìn Thế giới, tốc độ tăng trưởng bình qn kinh tế tịan cầu hiện nay 3%/năm. Và với xu hướng tăng như vậy khả năng cung cấp của các nguồn tài
nguyên trái đất sẽ dần cạn kiệt. Từ đó, các nhà khoa học cho rằng sự phát triển kinh tế thế giới như hiện nay là phát triển không bền vững về mặt sinh thái. Do đó dự báo chắc chắn rằng khí hậu thời tiết sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, điều kiện sản xuất sẽ ngày một khó khăn, chi phí sản xuất sẽ cao hơn và sẽ có rất nhiều ngành kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trong tương lai không xa.
Riêng khu vực ĐBSCL, vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là mơi trường nước trên các sơng rạch trong khu vực. Cùng với những biến đổi khí hậu chung trên thế giới, việc gây ô nhiễm môi trường nước trong những năm qua đã, đang và sẽ có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực, trong đó có ngành cá tra.
=> Chính vì vậy những chỉ tiêu được đưa ra trong giải pháp quy hoạch dưới đây đều dựa trên những dự báo trong và ngoài nước. Giai đoạn phát triển đến 2015
tiếp tục phát huy và tận dụng ưu thế của cá tra. Tuy nhiên giai đoạn đến năm 2020, tất cả các chỉ tiêu đề ra đều có sự chững lại do sự phát triển dần đạt đến độ bão hòa và dưới tác động tiêu cực của tình hình khí hậu tồn cầu.
3.3.1.4. Các bước thực hiện giải pháp quy hoạch tổng thể vùng nuôi – sản xuất cá tra giai đoạn 2011 – 2020 tra giai đoạn 2011 – 2020
Mục tiêu tổng quát của giải pháp đó là khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tiềm năng nuôi cá tra khu vực ĐBSCL, giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, hạn chế xung đột giữa hoạt động của các ngành kinh tế, hướng tới sản xuất ổn định, bền vững. Giải pháp này tập trung vào mắc xích đầu của chuỗi giá trị tức là khai thác hiệu quả năng lực sản xuất cá tra tương thích với các tài nguyên đất và nước của ĐBSCL, chứ khơng định hướng vào mắc xích cuối cùng là nhu cầu của thị trường thế giới, vì như vậy sẽ tạo một áp lực cho việc khái thác tối đa tài ngun, vơ tình gây sức ép cho nhà nuôi cá thương phẩm, sản xuất giống cũng như các vấn đề môi trường.
Quy hoạch vùng ni cá tra nhằm mục đích khoanh vùng, chọn những vùng ni thích hợp, hạn chế tính phát triển tràn lan và tự phát vốn dĩ đã tồn tại rất lâu trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình thổ nhưỡng, điều kiện trao đổi nước,...), đối chiếu với thực tế sản xuất và đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá tra để đưa ra các tiêu chí chọn lựa vùng nuôi, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các phương án quy hoạch, bố trí sản xuất cho từng vùng.