c. Nhu cầu lao động chế biến cá tra
3.3.3. Giải pháp 3: Giải pháp xây dựng chương trình truy xuất nguồn gốc
3.3.3.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp
Thứ nhất, chương trình sẽ đem đến sự đảm bảo về quy trình sản xuất và cung
ứng bền vững, cũng như tạo ra khả năng truy xuất nguồn gốc trực tuyến cho các sản phẩm cá tra nhằm nâng cao giá trị cá tra khi xuất ra thị trường thế giới. Thứ hai,
chương trình này sẽ là động lực để hỗ trợ cho việc cấp giấy chứng nhận Global GAP cho các thành viên trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL vì các tổ chức quốc tế đã hồn tồn nắm rõ quy trình sản xuất của cá tra. Thứ ba, chương trình này hướng tới sự phát triển bền vững nhằm đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng tăng cũng như những kỳ vọng của ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng. Thứ 4, xuất phát từ những rào cản gia nhập thị trường quốc tế, nên tác giả đề xuất giải pháp với mục tiêu lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước lớn tiến tới gia nhập chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu
Rõ ràng từ những thống kê cho ta thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu của cá tra liên tục tăng từ năm 2000 cho đến nay, nhưng không một năm nào cá tra được phát triển trong bình ổn mà khơng có “sóng gió”. Bên cạnh sự phát triển khơng bền vững của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL thì cịn xuất phát từ những yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu. Do đó việc xây dựng chương trình truy xuất nguồn gốc là cần thiết. Nội dung của giải pháp sẽ cho ta cái nhìn tổng thể qua hai câu hỏi chính “cá tra được ni ở đâu và được sản xuất như thế nào ?” thông qua một quy trình kiểm sốt nghiêm ngặt dưới sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin. Từ đó người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có thể đánh giá được sản phẩm mà họ đang sử dụng
3.3.3.3. Các bước thực hiện giải pháp
Thế nào là một chương trình truy xuất nguồn gốc ? Đó là một hệ thống theo dõi và giám sát nguồn gốc dựa vào trang web để thực hiện việc theo dõi cá tra trong suốt quá trình từ người sản xuất, ương giống cho đến nhà chế biến xuất khẩu. Với hệ thống này, người mua có thể nắm rõ sản phẩm mà họ dùng thực sự đến từ đâu và được các nhà nhập khẩu xem như một dữ liệu quan trọng để đánh dấu lên vận đơn hoặc hóa đơn thanh tốn. Theo đó, họ có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lô hàng khi cần thiết, nhất là khi phát hiện lô hàng không đảm bảo chất lượng.
Quy định Truy xuất Nguồn gốc của giải pháp
- Hệ thống xuất nguồn gốc phải được thiết lập ở tất cả các giai đoạn của chuỗi quá trình sản xuất thực phẩm từ sản xuất giống, sản xuất thức ăn, đầm thủy sản, đại lý nguyên liệu, cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến thủy sản, cho đến cơ sở bán lẻ.
- Tại tất cả các giai đoạn phải thiết lập hệ thống/thủ tục để xác định và lưu trữ thông tin về sản xuất sản phẩm (nhập vào và bán ra) theo yêu cầu cụ thể của cơ quan thẩm quyền. Hàng hóa đưa ra thị trường phải được dán nhãn bằng phương thức thích hợp để truy xuất được nguồn gốc.
- Tất cả thơng tin có liên quan đến sản xuất sản phẩm cần được lưu giữ theo hai cấp độ:
Thơng tin cấp 1: bắt buộc phải có theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền
trong mọi trường hợp và phải cung cấp ngay lập tức khi được yêu cầu Tên, địa chỉ người cung cấp sản phẩm
Tên, địa chỉ người mua sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được cung cấp, trao đổi Ngày phân phối, tiếp nhận sản phẩm
Thông tin cấp 2: khuyến cáo
Khối lượng thể tích hàng hóa
Mã số lô/mẻ sản phẩm
Các thông tin liên quan khác của sản phẩm (đóng gói sơ bộ, sơ chế/tinh chế…)
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để giải pháp có tính khả thi, thứ nhất, phải có cơ sơ pháp lý phù hợp. Thứ hai, đội ngũ nhân lực phải am hiều chương trình truy xuất để kiểm sốt quy trình sản xuất của chuỗi. Muốn vậy phải tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế. Thứ ba, đầu tư trang thiết bị và hạ tầng công nghệ như mã vạch để nhận diện trong quá trình truy xuất.
3.3.3.5. Phân tích lợi ích dự kiến
Việc áp dụng hệ thống xuất nguồn gốc có thể làm tăng chi phí cho chuỗi giá trị cá tra, nhưng lợi ích mang lại cũng khơng nhỏ. Hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể phục vụ cùng lúc nhiều mục đích và có thể đem lại nhiều lợi ích sau:
Nhờ hệ thống truy xuất nguồn gốc mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối.
Dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra: doanh nghiệp có thể biết ngay sự cố phát sinh ở khâu nào và từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời cải tiến hệ thống để tránh sự cố tương tự trong tương lai.
Đảm bảo sự hồi nhanh chóng sản phẩm, vì vậy bảo vệ được người tiêu dùng.
Giảm thiểu tác động của việc hồi sản phẩm bằng cách giới hạn phạm vi sản phẩm có liên quan.
Giúp khách hàng tưởng vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối với sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó nâng cao uy tín trên thị trường trong và ngồi nước.
Bên cạnh đó việc thực hiện các thủ tục truy xuất nguồn gốc còn là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và vươn ra thế giới thuận lợi hơn. Chương
quy mô và xuất xứ, giúp nhà sản xuất cá tra chứng minh rằng họ đã thực hiện các thực hành nông nghiệp tốt và phương pháp ni trồng hiệu quả.
3.3.3.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp
Khó khăn thứ nhất, để có thể thực hiện truy xuất nguồn gốc thành cơng thì các tác nhân trong chuỗi phải sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP, sản xuất cá tra sạch nhưng việc áp dụng Global GAP bao giờ cũng lắm “công phu” và đặc biệt là giá thành sản phẩm sẽ cao hơn nhưng nhiều hộ nuôi thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm. Thứ hai, văn bản pháp lý chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ. Thứ ba, hệ thống nguyên liệu phải qua nhiều đầu mối (vựa…) do đó thơng tin có khả năng truy xuất bị mất sau khi qua hệ thống phân phối. Khó khăn thứ tư, xuất phát từ sự thiếu chuyên nghiệp khi thông tin tại từng công đoạn trong chuỗi sản xuất, lưu thông, phân phối thủy sản chưa được ghi nhận đúng mức, chưa mang tính kết nối liên tục dẫn đến chưa có khả năng truy xuất sản phẩm đầy đủ và chính xác.