3.4.3 .Thực trạng tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng
5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ch
5.2.1.4. Giảm thiểu các áp lực trong công tác thẩm định tín dụng
Nghiên cứu cho thấy áp lực công tác thẩm định tín dụng có tác động tiêu cực đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Như đã đề cập ở chương 2, khối lượng công việc tăng cao hoặc yêu cầu về việc đạt mục tiêu của công việc quá cao khiến cho nhân viên càng căng thẳng, mệt mỏi (Macdonald, W. A., 2001, trang 1).
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác hại của áp lực công việc đối với cán bộ thẩm định là cần thiết để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Một số biện pháp như sau:
Thứ nhất, cần có sự phân cơng cơng việc của từng phịng ban có liên quan đến quy trình tín dụng một cách rõ ràng, cụ thể và hợp lý. Việc phân công cụ thể, rõ ràng sẽ hạn chế tình trạng đùn đẩy cơng việc, trách nhiệm. Bộ phận thẩm định tín dụng nên tập trung vào cơng tác thẩm định. Việc giảm tải các công việc tác nghiệp sẽ giúp giải phóng thời gian và sức lao động cho cán bộ thẩm định, giúp họ tập trung cho việc đánh giá rủi ro và phát triển khách hàng.
Thứ hai, các cán bộ thẩm định cần sắp xếp công việc một cách hợp lý nhất. Chi nhánh nên có quy định về thời gian tối đa thực hiện từng công việc cụ thể để cán bộ thẩm định có thể đối chiếu với lịch cơng việc của bản thân.
Thứ ba, cần tạo ra mơi trường trao đổi tích cực để giải quyết các vấn đề trong cơng việc, hạn chế tình trạng cấp dưới chủ yếu tiếp nhận thông tin mà thiếu sự phản hồi lên cấp trên.
Thứ tư, cần tạo điều kiện cho người lao động có thời gian thư giãn và tái tạo sức lao động, tránh việc giao quá nhiều công việc cho cán bộ thẩm định trong thời gian dài mà khơng tạo điều kiện cho họ có thời gian nhàn rỗi để giải tỏa áp lực công việc.