Nhóm nhân tố về áp lực trong cơng tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

2.1. Giới thiệu chương

2.1.3.5. Nhóm nhân tố về áp lực trong cơng tác thẩm định tín dụng

Áp lực về thời gian trong cơng tác thẩm định tín dụng.

Ngồi việc thẩm định tín dụng, cán bộ thẩm định cũng cần có thời gian để xử lý các công việc khác như tác nghiệp, cập nhật nâng cao kiến thức nghiệp vụ, thực hiện báo cáo cấp trên, tiếp cận khách hàng mới,… Tuy nhiên thẩm định là bước mang tính quyết định ảnh hưởng đến tăng trưởng và chất lượng dư nợ, những yếu tố tối quan trọng của ngân hàng nên cần phải ưu tiên giành thời gian để thực hiện một cách đầy đủ và chính xác nhất. Trong q trình thẩm định, có rất nhiều cơng việc địi hỏi đầu tư thời gian thực hiện như: tiếp cận, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu thô, lập báo cáo phân tích,…

Tuy nhiên, thời gian để hoàn tất một bộ hồ sơ thẩm định tín dụng khơng những bị giới hạn theo quy trình, quy định mà đặc biệt là còn phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng đến và đưa ra yêu cầu vay vốn, nhất là đối với vay ngắn hạn, thì thường nhu cầu của khách hàng là gấp rút. Nếu ngân hàng giải quyết kịp thời thì khách hàng sẽ có cơ hội phát huy tối đa giá trị của khoản vay. Điều này là hết sức quan trọng, khơng chỉ vì việc sử dụng được nguồn vốn giúp khách hàng có khả năng trả nợ từ cơng việc kinh doanh mà cịn vì một trong những chức năng của ngân hàng là giúp nền kinh tế phát triển. Cịn nếu khơng giải quyết kịp thời, khách hàng sẽ là người thiệt thịi trước hết vì có thể cơ hội làm ăn bị bỏ qua hoặc lâm vào thế bị động trong thương lượng với đối tác nếu vẫn muốn tiếp tục thương vụ.

Vì lẽ đó, tổng thời gian dành cho các bước trong quy trình cho đến khi ra được quyết định tín dụng là có giới hạn. Thế nhưng như đã phân tích ở trên, khơng phải lúc nào quỹ thời gian đó cũng được sử dụng một cách ưu tiên cho công việc thẩm định trong cán bộ thẩm định vẫn phải tuân thủ thời hạn hồn tất hồ sơ. Chính điều này đã gây ra áp lực về thời gian cho cán bộ thẩm định. Theo Macdonald, W. A. (2001, trang 1) một số yếu tố khiến mức độ căng thẳng của nhân viên tăng cao là: việc thực hiện lặp lại các công việc trong thời gian ngắn, việc thực hiện công việc bị thúc đẩy bởi thời hạn phải hồn thành cơng việc. Bên cạnh đó, cũng theo

Macdonald, W. A. (2001, trang 1) sự mệt mỏi của người lao động tăng cao có phần nguyên nhân đến từ việc người lao động đánh giá rằng yêu cầu về tốc độ của công việc là quá cao. Như vậy, áp lực về thời gian tăng cao sẽ khiến cho cán bộ thẩm định tín dụng giảm hiệu suất làm việc.

Áp lực về khối lượng công việc của cán bộ thẩm định tín dụng.

Sức lao động của cán bộ thẩm định dù có thể được bù đắp bởi tiền lương nhưng những mệt mỏi khi phải thực hiện những công việc trên chưa chắc đã được bù đắp trọn vẹn. Đó là những căng thẳng về tinh thần, là những áp lực về chỉ tiêu,… Theo Macdonald, W. A. (2001, trang 1) khối lượng công việc tăng cao hoặc yêu cầu về việc đạt mục tiêu của công việc quá cao sẽ khiến sự căng thẳng, mệt mỏi của nhân viên tăng cao. Những yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng làm việc của cán bộ thẩm định.

Áp lực đánh đổi giữa việc đầu tư cho chất lượng thẩm định tín dụng của hồ sơ hiện tại và việc tập trung tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Ngồi nhiệm vụ thẩm định tín dụng, các cán bộ tín dụng cịn đối mặt với việc phải hoàn thành các chỉ tiêu tín dụng, mà đặc biệt là chỉ tiêu về dư nợ. Theo Campbell, D. E. and Kelly, J. S. (1994, trang 422) việc đánh đổi luôn phải được thực hiện khi các điều kiện cần thiết để cân nhắc quyết định không được đáp ứng đầy đủ. Trong điều kiện nguồn lực về thời gian, khả năng làm việc là có hạn, các cán bộ tín dụng phải đứng trước sự lựa chọn đánh đổi giữa việc đầu tư thời gian, công sức cho một báo cáo thẩm định tín dụng có chất lượng và việc tập trung tìm kiếm các khách hàng mới để có thể đạt chỉ tiêu về dư nợ. Theo đó chất lượng thẩm định tín dụng có thể bị tác động xấu một khi áp lực từ việc hoàn thành chỉ tiêu là quá lớn và khiến cán bộ thẩm định phải đầu tư nhiều thời gian hơn để hoàn thành chỉ tiêu.

Hình thành giả thuyết nghiên cứu.

Như vậy giả thuyết nghiên cứu thứ năm được phát biểu như sau:

H5: Áp lực trong công tác thẩm định tín dụng có tác động ngược chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)