CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
2.1. Giới thiệu chương
2.1.2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng thẩm định tín dụng với chất lượng tín dụng
Theo Taxxman (2006) (trích từ Samuel, 2014, trang 4) thì một số yếu tố quan trọng gây ra rủi ro tín dụng và có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng được nhấn mạnh trong nhiều nghiên cứu khác nhau là:
– Sự thiếu đầy đủ trong việc thẩm định các đề xuất cho vay và trong việc đánh giá uy tín và năng lực tài chính của người đi vay;
– Quy trình và chính sách cho vay không được quy định đầy đủ;
– Việc cấp giới hạn tín dụng cho cá nhân hoặc nhóm người đi vay ở mức tiềm ẩn rủi ro cao;
– Việc khơng có các giới hạn về mức độ tập trung dư nợ cho các ngành nghề khác nhau;
– Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để bảo đảm cho tồn bộ nghĩa vụ thanh tốn nợ vay;
– Việc giao quyền quyết định cho vay đối với cấp quản lý ngân hàng mà khơng có cơ chế kiểm tra, đối chiếu;
– Cán bộ thẩm định thiếu kiến thức và kỹ năng cho việc thẩm định vay vốn; – Sự thiếu hụt thơng tin về tình hình của các ngành nghề khác nhau và của cả nền kinh tế;
– Việc thiếu sự phối hợp cần thiết giữa các phịng ban của ngân hàng trong cơng tác tín dụng;
– Việc thiếu một cơ chế hoạt động hợp lý và rõ ràng về trách nhiệm, thẩm quyền và các kênh truyền đạt thông tin;
– Việc thiếu hụt một hệ thống xếp hạng, định lượng và quản lý rủi ro tín dụng phù hợp theo phân bổ vùng địa lý cũng như theo từng loại hình sản phẩm (ngân hàng);
– Việc các dữ liệu được sử dụng cho việc quản lý tín dụng và quản lý rủi ro liên quan đến việc cho vay có độ tin cậy thấp.
Bên cạnh đó, Abdou, H. and Pointon, J. (2011, trang 2) cho rằng thẩm định tín dụng là một trong những quá trình quan trọng nhất trong việc đưa ra các quyết định quản lý tín dụng của các ngân hàng. Và chất lượng của các khoản vay là yếu tố quyết định của sự cạnh tranh, tồn tại và lợi nhuận của ngân hàng.
Như vậy, có thể thấy q trình thẩm định tốt cho ra những phân tích tốt giúp ngân hàng đưa ra quyết định chính xác hơn, giảm bớt được rủi ro, hay nói cách khác là giảm bớt nguy cơ tổn thất vốn. Do đó, khi quyết định cấp tín dụng thì ngân hàng sẽ có được sự bảo đảm chắc chắn hơn rằng khoản tín dụng này sẽ khơng xảy ra những bất trắc, chẳng hạn như không thu được nợ hay chậm trễ trong thanh toán gốc và lãi. Ngược lại, chất lượng thẩm định không tốt đồng nghĩa với việc ngân hàng cho vay với một sự rủi ro cao, khi không thể xác định được khách hàng mà mình quyết định cho vay có thật sự là tốt hay khơng. Khơng chỉ vậy, công tác thẩm định kém còn khiến ngân hàng mất đi cơ hội quan hệ với những khách hàng có tiềm năng trong tương lai, khi việc thẩm định không làm sáng tỏ được khả năng thành cơng cịn tiềm ẩn trong dự án, phương án kinh doanh của khách hàng.
Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng cũng có một sự tác động tương đối lại công tác thẩm định. Chất lượng tín dụng tốt chứng tỏ quy trình thẩm định cho ra những kết quả chính xác. Theo đó, ngân hàng có cơ sở để đưa ra những biện pháp nhằm rút ngắn thời gian, chi phí cho việc thẩm định mà vẫn giữ được kết quả như ban đầu. Ngược lại, một ngân hàng đang có nhiều nợ xấu thì khi tiến hành thẩm định
những khoản nợ vay mới sẽ không tránh khỏi sự căng thẳng vì áp lực từ những khoản tín dụng kém chất lượng trong quá khứ. Chính sự căng thẳng này sẽ dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải thẩm định hồ sơ một cách chặt chẽ hơn mức cần thiết, từ đó tăng chi phí thẩm định, gây phiền tối cho khách hàng. Xa hơn nữa, thẩm định một cách chặt chẽ trên mức cần thiết thường dẫn đến quyết định từ chối tài trợ một số dự án, phương án kinh doanh mà rủi ro vẫn ở mức chấp nhận được, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Và như chúng ta đã biết, việc đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng là tốt hay khơng thì khơng chỉ dựa trên việc từ chối các nhu cầu vay vốn rủi ro cao trên mức cho phép mà còn là phát hiện ra được những phương án, dự án vay vốn có tiềm năng thành cơng trong tương lai.