Từ Vietcombank trụ sở chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 90 - 93)

3.4.3 .Thực trạng tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng

5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ch

5.2.2.1. Từ Vietcombank trụ sở chính

Cải thiện chất lượng quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp

Hiện quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank đã được thiết kế khá chi tiết và bao quát các rủi ro phổ biến của doanh nghiệp khi vay vốn. Tuy nhiên với việc xác định mục tiêu của chất lượng thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng với chi phí thấp nhất thì quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank chưa thực sự tạo điều kiện cho hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp đạt được mục tiêu này. Cụ thể hơn, với quy trình thẩm định được thiết kế tốt về quản trị rủi ro nhưng để thực hiện hồn hảo nó

thì tốn kém rất nhiều thời gian và sức lao động của cán bộ thẩm định, đơi khi nó cịn khiến họ khơng cịn đủ thời gian thực hiện việc tiếp cận, thẩm định khách hàng khác. Điều này có thể nhận thấy thơng qua thực trạng kiểm soát tương đối tốt chất lượng tín dụng, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng lại chưa đạt kết quả khả quan khi so sánh với các đối thủ trên địa bàn của các chi nhánh Vietcombank khu vực Đông Nam Bộ đã đề cập ở chương 2. Ngồi ra kết quả mơ hình cho thấy áp lực cơng việc thẩm định tín dụng doanh nghiệp tác động tiêu cực đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp cũng củng cố cho nhận định trên.

Như vậy, việc cải thiện quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp để việc thực hiện được thuận lợi hơn, nâng cao tốc độ làm việc của cán bộ thẩm định là cần thiết, một số khuyến nghị đối với việc cải thiện quy trình như sau:

Thứ nhất, tăng cường sự tương tác thông tin giữa những cán bộ thẩm định trực tiếp sử dụng quy trình thẩm định với bộ phận có trách nhiệm điều chỉnh, cải tiến quy trình thẩm định ở hội sở chính. Chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình để góp ý xây dựng quy trình hồn thiện hơn. Hội sở nên thiết lập một hệ thống thu thập thông tin rộng khắp, trong đó những cán bộ thẩm định trực tiếp sử dụng quy trình xếp hạng tín dụng sẽ chia sẻ những kinh nghiệp thực tế để cải thiện quy trình.

Thứ hai, rút gọn những yêu cầu thẩm định cũng như tinh giảm những mẫu biểu cần lập cho một hồ sơ cấp tín dụng để cắt giảm chi phí thẩm định: Rút gọn hoặc giảm thiểu những hồ sơ, mẫu biểu khơng có tác động trọng yếu đến việc quản trị rủi ro tín dụng; giảm tối đa việc liệt kê trùng lắp những thông tin cơ bản của khách hàng qua nhiều mẫu biểu khác nhau.

Thứ ba, thiết kế riêng những mẫu biểu thẩm định phù hợp với quy mô tài trợ vốn. Một trong những thực trạng hiện nay là dù khoản vay có giá trị nhỏ nhưng vẫn phải tuân theo những mẫu biểu thẩm định rất chi tiết và địi hỏi nhiều thơng tin. Điều này chưa phù hợp với định hướng phát triển bán lẻ của Vietcombank, vì việc tăng cường quy mô dư nợ bán lẻ phải thông qua tăng quy mô về số lượng khách hàng, trong khi với mẫu biểu địi hỏi q chi tiết thì bộ phận thẩm định không thể

đáp ứng được yêu cầu rút ngắn thời gian thẩm định một khách hàng để chuyển sang thẩm định nhu cầu của khách hàng mới.

Cải thiện chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng

Vietcombank trụ sở chính nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực cho cán bộ thẩm định tín dụng. Đây là một giải pháp cần thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Việc đào tạo phải mang tính thực tiễn cao.

Nâng cao tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng

Thứ nhất, tiếp tục cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để kết quả xếp hạng tín dụng trở thành cơ sở tham khảo có độ tin cậy cao hơn. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hiện bao quát 52 ngành nghề và các loại hình doanh nghiệp từ mới thành lập, chưa có quan hệ vay vốn cho đến các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định hoặc đã có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng. Tuy nhiên việc tiếp tục cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong việc đánh giá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và có hoạt động xuất nhập khẩu, vì đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp này có nhiều điểm khác biệt với các doanh nghiệp Việt Nam (về thị trường, phương thức tiêu thụ, chiến lược đầu tư, phương thức xử lý thu nhập,…).

Thứ hai, phát triển hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ việc lấy số liệu của cán bộ thẩm định. Việt rút trích số liệu về tình hình giao dịch, doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu, thanh toán trong nước, hoạt động mua bán ngoại tệ, lợi nhuận khách hàng mang lại và các chỉ tiêu về tín dụng (dư nợ, bảo lãnh, chiết khấu, thư tín dụng,…) hiện vẫn chưa được tự động trích xuất một cách nhanh chóng từ hệ thống, và cán bộ thẩm định vẫn phải tốn khá nhiều thời gian cho cơng việc trích xuất dữ liệu. Điều này khiến quá trình thẩm định kéo dài và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng của các báo cáo tình hình các ngành kinh tế và phổ biến cho các cán bộ thẩm định tín dụng. Hiện Vietcombank thực hiện các báo cáo rà sốt tình hình của các ngành kinh tế theo định kỳ hàng năm. Các báo cáo

này cung cấp những thơng tin hữu ích cho hoạt động thẩm định, đồng thời cũng cho biết định hướng cấp tín dụng cho từng ngành nghề. Nhờ đó, khơng chỉ bộ phận thẩm định mà cả bộ phận quản lý của chi nhánh cũng có cơ sở để thực hiện việc thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên các báo cáo này nên được rà soát theo định kỳ hàng quý để kịp thời cập nhật tình hình các ngành hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)