Xây dựng mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 61 - 66)

3.4.3 .Thực trạng tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng

4.3. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng

4.3.1. Xây dựng mơ hình nghiên cứu

Tại chương 2, các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H1: Chất lượng quy trình thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

H2: Chất lượng con người thực hiện cơng tác thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

H3: Tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

H4: Chất lượng nguồn thơng tin thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

H5: Áp lực trong công tác thẩm định tín dụng có tác động ngược chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

Dựa trên các giả thuyết trên, một bảng câu hỏi nghiên cứu ban đầu với mục đích xác định các nhân tố trong mơ hình và hướng dự kiến của chúng được thiết kế như sau:

Định nghĩa giá trị thang đo:

Bảng 4.1: Định nghĩa giá trị thang đo khảo sát xác định nhân tố

Giá trị Định nghĩa giá trị thang đo

-2 Ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể -1 Ảnh hưởng ngược chiều ở mức vừa phải

0 Không ảnh hưởng

1 Ảnh hưởng cùng chiều ở mức vừa phải 2 Ảnh hưởng cùng chiều và đáng kể

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát xác định nhân tố:

Bảng câu hỏi khảo sát xác định nhân tố được thiết kế như mô tả tại phụ lục 2.1 của luận văn này.

Mô tả khảo sát xác định nhân tố.

Khảo sát được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát thông qua phiếu câu hỏi. Số phiếu phát ra là 50 phiếu, số phiếu thu về là 50 phiếu.

Đối tượng khảo sát là các cán bộ thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh Vietcombank Bình Dương, Vietcombank Nam Bình Dương, Vietcombank Bắc Bình Dương.

Thời gian thực hiện khảo sát là từ ngày 01/03/2016 đến ngày 03/03/2016.

Cơ cấu các cán bộ thẩm định tín dụng doanh nghiệp được khảo sát.

Trong tổng số 50 người được khảo sát, có 33 nam (chiếm 66%) và 17 nữ (chiếm 34%).

Về vị trí cơng tác, mẫu nghiên cứu có 27 cán bộ thẩm định phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đương với 54% và 23 cán bộ phụ trách doanh nghiệp lớn tương đương với 46%.

Về độ tuổi, mẫu nghiên cứu có độ tuổi tập trung từ 25 đến 40 tuổi (chiếm 70% tổng số mẫu).

Chi tiết cơ cấu cán bộ thẩm định tín dụng doanh nghiệp được khảo sát được mô tả tại Phụ lục 4.1 của luận văn này.

Kết quả khảo sát.

Sau khi thu hồi các phiếu khảo sát, kết quả tổng hợp thống kê như sau:

Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả khảo sát xác định nhân tố

Tiêu chí Số lượng Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chất lượng quy trình thẩm định tín dụng 50 1 2 1,72 ,454

Chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng

50 1 2 1,62 ,490

Tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng

50 0 2 1,24 ,591

Tiêu chí Số lượng Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn thẩm định tín dụng Áp lực trong cơng tác thẩm định tín dụng 50 -2 2 -0,70 1,182

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát)

Như vậy, xét tổng quan các giả thuyết đặt ra dựa trên lý thuyết ban đầu khá phù hợp với kết quả khảo sát sơ bộ để xác định nhân tố, cụ thể như sau:

H1: Chất lượng quy trình thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất

lượng thẩm đinh tín dụng.

Các cán bộ tín dụng được khảo sát đều chọn từ mức 1 đến mức 2 khi được hỏi về mức độ và hướng tác động của nhân tố này, giá trị trung bình là 1,72 và độ lệch chuẩn 0,454 cho thấy các ý kiến là khá đồng nhất rằng chất lượng quy trình thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng. Như vậy giả thuyết H1 với dấu kỳ vọng là dương (+) sẽ được sử dụng để xây dựng mơ hình.

H2: Chất lượng con người thực hiện cơng tác thẩm định tín dụng có tác động

cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

Các lựa chọn được thống kê từ khảo sát đều ở mức giá trị từ 1 đến 2, với giá trị trung bình là 1,62 và độ lệch chuẩn là 0,49. Điều này cho thấy mức thống nhất khá cao của tập hợp người được khảo sát rằng chất lượng con người thực hiện công tác thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng. Như vậy giả thuyết H2 với dấu kỳ vọng là dương (+) sẽ được đưa vào mơ hình.

H3: Tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng có tác

động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

Kết quả từ 50 khảo sát cho thấy các cá nhân lựa chọn câu trả lời từ mức 0 đến mức 2, với giá trị trung bình là 1,24 và độ lệch chuẩn là 0,591. Như vậy với giả thuyết này, đa phần người được khảo sát đều thống nhất là tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng. Vì vậy mơ hình sẽ được xây dựng với thêm một biến độc lập là tính

hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng với dấu kỳ vọng là dương (+).

H4: Chất lượng nguồn thông tin thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều

lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.

Chất lượng nguồn thơng tin thẩm định tín dụng được đa số người được khảo sát cho rằng sẽ có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm định tín dụng, khi kết quả khảo sát đều chọn từ mức 1 đến mức 2, với giá trị trung bình là 1,66 và độ lệch chuẩn 0,479. Như vậy giả thuyết H4 cũng được sử dụng để đưa vào mơ hình với dấu kỳ vọng là dương (+).

H5: Áp lực trong cơng tác thẩm định tín dụng có tác động ngược chiều lên

chất lượng thẩm đinh tín dụng.

Khi được hỏi về tác động từ áp lực trong cơng tác thẩm định tín dụng đến chất lượng thẩm định tín dụng, các câu trả lời khá phân tán với lựa chọn từ mức -2 đến mức 2. Giá trị trung bình là -0,7 cho thấy đa phần người được khảo sát cho rằng nhân tố này tác động ngược chiều lên chất lượng thẩm định tín dụng. Tuy nhiên với độ lệch chuẩn là 1,182 thì giả thuyết này khơng đạt được sự đồng thuận cao.

Có 10% cho rằng yếu tố áp lực cơng việc khơng tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng, 66% cho rằng nó tác động ngược chiều lên chất lượng thẩm định tín dụng và phần cịn lại 24% cho rằng tác động của nó là cùng chiều.

Những người được khảo sát cho rằng áp lực cơng việc có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm định tín dụng có thể do họ cho rằng việc cần phải hồn thành cơng việc đúng hạn sẽ thúc đẩy họ phải làm việc tốt hơn, từ đó nâng cao năng lực làm việc hơn. Trong nghiên cứu của mình, Macdonald, W. A. (2001, trang 1) cũng cho rằng sự hăng hái của người lao động sẽ tăng cao hơn khi tốc độ công việc được tác động bởi sự cần thiết đáp ứng các đơn đặt hàng hoặc thời hạn phải hoàn thành cơng việc, ngồi ra cơ hội thăng tiến của cơng việc cao hơn cũng tác động tích cực đến sự hăng hái của người lao động.

Những người được khảo sát cho rằng áp lực công việc khơng tác động lên chất lượng thẩm định tín dụng có thể cho rằng hai hướng tác động ngược chiều nhau của nhân tố này lên chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp sẽ triệt tiêu nhau.

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng do tổng hợp ý kiến khảo sát thì đa phần những người được khảo sát lựa chọn đồng ý với giả thuyết H5, tức áp lực trong cơng tác thẩm định tín dụng có tác động ngược chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng. Bên cạnh đó, với thực tế cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cùng những chỉ tiêu kinh doanh được giao rất cao đến các nhân viên, rõ ràng áp lực trong cơng việc là rất lớn. Do đó, nhân tố áp lực cơng việc vẫn được đưa vào mơ hình với dấu kỳ vọng là âm (-).

Bảng 4.3: Thống kê tần số trả lời câu hỏi về tác động của áp lực trong cơng tác thẩm định tín dụng lên chất lượng thẩm đinh tín dụng

Tiêu chí Tần suất trả lời Tỷ trọng (%) Tỷ trọng cộng dồn (%)

Ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể 15 30,0 30,0

Ảnh hưởng ngược chiều ở mức vừa phải 18 36,0 66,0

Không ảnh hưởng 5 10,0 76,0

Ảnh hưởng cùng chiều ở mức vừa phải 11 22,0 98,0

Ảnh hưởng cùng chiều và đáng kể 1 2,0 100,0

Tổng cộng 50 100,0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát)

Xây dựng mơ hình nghiên cứu.

Từ những dữ kiện trên, mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh Vietcombank khu vực Đông Nam Bộ được xây dựng như sau:

Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu. (Nguồn: Tác giả thực hiện)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)