3.4.3 .Thực trạng tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng
4.6. Trình bày kết quả kiểm định giả thuyết
4.6.1.1. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo khảo sát ở Mục 4.3.2, hệ số Cronbach alpha sẽ được sử dụng. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 350-351), về lý thuyết hệ số Cronbach alpha càng cao có nghĩa là thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach alpha quá lớn ( > 0,95) thì cần cẩn trọng vì có thể có hơn một câu hỏi (biến quan sát) đo lường cùng một nội dung nào đó của khái niệm, và do đó khiến người được khảo sát trả lời gần như giống nhau hoàn tồn. Theo Nunnally và Bernstein (1994) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 351), mức độ
tin cậy của thang đo có thể chấp nhận được khi hệ số Cronbach alpha ≥ 0,60, tuy nhiên một thang đo có độ tin cậy tốt thì nên trong khoảng [0,70 – 0,80].
Tuy nhiên cần lưu ý rằng hệ số Cronbach alpha chỉ đo lường độ tin cậy của cả thang đo chứ khơng tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 345). Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng cần có tính tương quan chặt chẽ với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 351). Để kiểm tra sự tương quan của từng biến đo lường với tổng các biến còn lại của thang đo, người ta sử dụng hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation). Theo Nunnally và Bernstein (1994) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 351) biến đó đạt yêu cầu khi hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0,30.
Dựa trên tính tốn hệ số Cronbach alpha của phần mềm SPSS, ta có thể cải thiện giá trị của hệ số Cronbach alpha bằng cách:
– Khi hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh < 0,3 mà hệ số Cronbach alpha nếu loại biến quan sát (Cronbach's Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach alpha hiện tại ta nên loại câu hỏi này.
– Khi hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0,3 mà hệ số Cronbach alpha nếu loại biến quan sát lớn hơn hệ số Cronbach alpha hiện tại thì ta cần phải cân nhắc việc loại biến. Trường hợp hệ số Cronbach alpha chưa đạt yêu cầu, ta nên xem xét loại biến quan sát. Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach alpha đã đạt yêu cầu thì cần phải cẩn trọng trong việc loại biến (loại đi câu hỏi), vì việc loại đi câu hỏi có thể cải thiện hệ số Cronbach alpha nhưng nghiên cứu sẽ bị mất đi một khía cạnh cần tìm hiểu (mất đi một câu hỏi trong bảng câu hỏi).