CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
2.1. Giới thiệu chương
2.1.3.3. Nhóm nhân tố về tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ công tác thẩm định tín
– Sự thiếu đầy đủ trong việc thẩm định các đề xuất cho vay và trong việc đánh giá uy tín và năng lực tài chính của người đi vay;
– Việc cấp giới hạn tín dụng cho cá nhân hoặc nhóm người đi vay ở mức tiềm ẩn rủi ro cao;
– Việc giao quyền quyết định cho vay đối với cấp quản lý ngân hàng mà khơng có cơ chế kiểm tra, đối chiếu;
– Cán bộ thẩm định thiếu kiến thức và kỹ năng cho việc thẩm định vay vốn; Như vây, giả thuyết nghiên cứu thứ hai được phát biểu như sau:
H2: Chất lượng con người thực hiện cơng tác thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.
2.1.3.3. Nhóm nhân tố về tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng tín dụng
Sự trang bị của ngân hàng về phương tiện, máy móc cơng nghệ phục vụ công tác thẩm định tín dụng.
Ngày nay cơng nghệ có vai trị rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và đặc biệt là ngân hàng nói riêng, một ngành dịch vụ đặc biệt với hàng hóa cũng rất đặc biệt là quyền sử dụng tiền. Hoạt động cho vay của ngân hàng liên quan rất nhiều đến cơng việc tìm kiếm, truy xuất, xử lý dữ liệu. Các cơng việc này địi hỏi sự tương tác một cách nhanh chóng, chính xác một khối lượng dữ liệu lớn. Ví dụ như trường hợp xếp hạng tín dụng của khách hàng, kết quả xếp hạng
được tính tốn ra từ rất nhiều nguồn khác nhau: nguồn thông tin phi tài chính do cán bộ thẩm định nhập tay (và sau đó được quy đổi thành điểm phi tài chính), nguồn thơng tin tài chính tính tốn từ báo cáo tài chính được nhập liệu vào hệ thống, kết hợp với lịch sử giao dịch, tính chất hoạt động kinh doanh (ngành nghề kinh doanh, số lượng lao động, giá trị vốn góp,…). Thay vì phải tính tốn thủ cơng dựa trên tất cả những dữ liệu trên, hiện nay cán bộ thẩm định chỉ phải thực hiện việc nhập liệu vào hệ thống, và với một vài thao tác đã có kết quả xếp hạng tín dụng khơng chỉ của một mà là rất nhiều khách hàng. Với thực tế là cán bộ thẩm định ở chi nhánh phải thực hiện cả nhiệm vụ tiếp thị khơng chỉ tín dụng mà còn là tất cả các sản phẩm khác của ngân hàng, sự hỗ trợ của phương tiện, máy móc cơng nghệ trong cơng việc là hết sức cần thiết để có thể giải quyết khối lượng công việc ngày càng lớn.
Sự hỗ trợ dành cho cán bộ thẩm định tín dụng trong việc thực hiện các cơng việc mang tính chất tác nghiệp.
Một số hệ thống ngân hàng có sự phân hóa mạnh giữa vai trị thẩm định và các công tác khác, cán bộ thẩm định chỉ phải thực hiện nhiệm vụ phân tích tín dụng nên mức độ chun mơn hóa là rất cao. Tuy nhiên việc chun mơn hóa sẽ khơng tận dụng được khả năng tư duy của cán bộ thẩm định trong công tác phát triển và chăm sóc khách hàng. Do đó một số ngân hàng hiện vẫn kết hợp giao nhiệm vụ thẩm định và bán hàng cho cán bộ tín dụng. Trong trường hợp này, ngồi nhiệm vụ thẩm định thì cán bộ tín dụng cịn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như giải ngân, tác nghiệp cấp tín dụng khác như bảo lãnh, thư tín dụng, chiết khấu, bao thanh toán, chăm sóc khách hàng, lập các báo cáo theo yêu cầu của cấp lãnh đạo, soạn hợp đồng, thực hiện việc công chứng, đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm,… Những nhiệm vụ này khiến thời gian dành cho công tác thẩm định bị giảm sút đáng kể, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng. Do đó để nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng, các cán bộ thẩm định tín dụng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ các phòng ban, bộ phận khác và cả quy trình hoạt động để giảm tải trong các công tác tác nghiệp.
Sự cung cấp kịp thời, đầy đủ và hữu ích các báo cáo tình hình ngành sản xuất kinh doanh cũng như định hướng tín dụng cho từng ngành.
Trong q trình thẩm định tín dụng, việc xem xét phân tích yếu tố ngành sản xuất kinh doanh mà khách hàng đang tham gia là cần thiết và giúp cho các dự báo về tình hình của doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên sẽ là thiếu hiệu quả nếu từng cán bộ thẩm định nghiên cứu tình hình ngành kinh doanh. Nguyên nhân là vì: Thứ nhất, từng cán bộ thẩm định khơng có đủ nguồn lực để tiếp cận, thu thập tất cả các số liệu cần thiết cho báo cáo ngành. Thứ hai, cán bộ thẩm định khơng có đủ thời gian để chuyên tâm thực hiện việc này. Thứ ba, mỗi cán bộ thực hiện một cách khác nhau dẫn đến thông tin ngành thiếu thống nhất cũng như không quán triệt được định hướng tín dụng của ngân hàng đối với từng ngành. Vì những lý do trên, việc ngân hàng cung cấp kịp thời, đầy đủ và hữu ích các báo cáo tình hình ngành sản xuất kinh doanh cũng như định hướng tín dụng từng ngành cho cán bộ thẩm định tham khảo, đối chiếu với từng trường hợp khách hàng cụ thể là cần thiết và có tác dụng tích cực trong việc thẩm định tín dụng.
Hình thành giả thuyết nghiên cứu.
Theo những nhận định trên, giả thuyết nghiên cứu thứ ba được phát biểu như sau:
H3: Tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng.