Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng cho khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86 - 87)

 Để nâng cao khả năng đáp ứng về hoạt động TTQT cho khách hàng thì bên

cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm TTQT truyền thống, ACB cần tiên phong phát triển sản phẩm mới. Thực tế đã cho thấy với các sản phẩm dịch vụ TTQT truyền thống, hầu hết các NH đều có khả năng đáp ứng một cách đồng đều, khó tạo ra sự nổi trội khác biệt. Bên cạnh đó, sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ngày càng mạnh tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Standard Chartered… thì lại ln tung ra thị trường những dịng sản phẩm mới, mang tính cơng nghệ cao,

đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế việc đa dạng

hóa các sản phẩm, tạo ra sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ càng trở nên cần thiết. Hiện nay, ACB đã cung cấp cho khách hàng một số tiện ích TTQT qua hệ thống ACB Online để có thể cung cấp thông tin cho khách hàng một cách nhanh nhất. Khách hàng chú yếu là các doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch của mình ngay tại nơi làm việc. Tuy nhiên cần chú trọng đến chất

lượng dữ liệu và độ bảo mật an toàn của hệ thống cơng nghệ, xử lý nhanh chóng các trường hợp trì trệ trong cung cấp dịch vụ đến khách hàng, đặc biệt lưu ý đến

vấn đề về hệ thống đường truyền mạng, nghẽn mạch do quá tải trong các dịp cao

điểm, gây khó khăn trong việc truy xuất theo dõi thơng tin về chứng từ thanh toán.

 Cân đối nguồn ngoại tệ trong cán cân thanh toán xuất nhập khẩu, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong tỷ giá niêm yết, đảm bảo nguồn ngoại tệ cung ứng cho

khách hàng thanh toán, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường ngoại hối căng

thẳng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

 Hiện hoạt động TTQT đi kèm với hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu tại ACB chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay. Vì thế cần đẩy mạnh

nhận một cách tổng quát, mức độ áp dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ của các doanh nghiệp giao dịch tại ACB còn rất hạn chế, chưa thu hút được sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp.

 Hiện số lượng nhân viên đảm trách nghiệp vụ TTQT tại các KPP còn rất ít, trừ một số CN lớn thì đa số chỉ có một nhân viên thực hiện nghiệp vụ này, hoặc tại một số PGD nhân viên còn phải kiêm nhiệm thêm một số nghiệp vụ khác. Dẫn dến tình trạng vào những mùa cao điểm về xuất nhập khẩu hàng hoá, hồ sơ thanh toán quá nhiều, nhân viên không xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

của khách hàng. Do đó, ACB cần có kế hoạch đào tạo thêm nguồn nhân lực bổ sung nhằm đẩy mạnh hơn nữa lợi thế vốn có về hoạt động TTQT.

 Tiếp nhận các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và chất

lượng phục vụ của nhân viên TTQT tại KPP. Đồng thời, thu thập thông tin phản hồi

từ khách hàng, đánh giá kịp thời các thông tin ngược chiều và các ý kiến đóng góp của khách hàng, gửi thư phản hồi cảm ơn, từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết thích hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)