Cơ cấu kênh phân phối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 39 - 41)

2.1.1.2. Tầm nhìn.

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành

NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là định hướng rất mới đối với NH Việt Nam, nhất là một NH mới thành lập như ACB.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng

Quản trị, Ban Kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng.

Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của NH. Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban

Kiểm soát.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ACB

Các hoạt động chính của NHTMCP Á Châu và các công ty con là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu

thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; làm

khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép; hoạt động bao thanh

toán; đại lý bảo hiểm; mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ cung cấp dịch vụ cho thuê

tài chính; kinh doanh chứng khốn; mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký,

tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/2012, ACB đã

trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động NH truyền thống, và thu hẹp hoạt động đầu tư. Trong năm 2013 ACB đã thực hiện một số hành động nổi bật như sau:

 Triệt để tất toán trạng thái vàng tài khoản, chấm dứt huy động vàng, tích cực khuyến khích và hỗ trợ khách hàng chuyển đổi dư nợ cho vay bằng vàng sang dư nợ cho vay bằng VND.

 Liên tục xử lý thu hồi nợ cũng như trích lập dự phịng đối với các khoản tín dụng và khoản phải thu tồn đọng.

 Tập trung cao độ vào việc xử lý và kiểm sốt nợ xấu, rà sốt tình trạng nợ, trích lập dự phịng, xóa nợ, và bán nợ. (Cuối tháng 12/2013 ACB đã bán hơn 400 tỷ

đồng nợ xấu cho VAMC.)

 Thận trọng xử lý các khoản ủy thác cá nhân gửi tiền tại một ngân hàng

thương mại cổ phần, thơng qua việc thối lãi và trích dự phịng, tổng cộng 382 tỷ đồng.

 Kiên trì và nhất quán trong việc xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh và có tính thanh khoản cao; tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 và tỷ lệ an toàn vốn chung hợp nhất đạt lần lượt 10,2% và 14,7%; và tỷ lệ cho vay/huy động ổn định quanh mức 77%. Đặc biệt, ACB ln giữ khoản mục trái phiếu chính phủ ở mức 13-15% tổng tài sản làm thanh khoản.

Kết thúc năm, Tập đoàn ACB đã đạt được các chỉ tiêu tài chính tín dụng cơ bản như sau:

 Tổng tài sản: đạt mức 167.000 tỷ đồng, có một sự sụt giảm so với năm 2012. Tuy nhiên hiện nay, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, ACB vẫn là một trong những

NHTMCP trong nước có quy mơ lớn.

Tổng tài sản (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2013)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)