TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản cafatex giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 43)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2010-2012

4.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 2012

Ngành thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Hằng năm, xuất khẩu thủy sản đóng góp to lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là một trong mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất. Những năm gần đây xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ khá cao nhờ những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ.

4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 2010-2012

Bảng 2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Kim ngạch Tỷ USD 5,033 6,117 6,093 1,084 21,538 (0,024) (0,392) Sản lượng Triệu tấn 1,353 1,451 - 0,098 7,243 - -

( Nguồn Tổng cục hải quan)

Năm 2010, xuất khẩu thủy sản có kết quả tốt hơn so với năm 2009, sản lượng

là 1,353 triệu tấn tăng 11,3% và giá trị là 5,033 tỷ USD tăng 18,4%. Trong năm các DN xuất khẩu thủy sản đã chủ động được nguồn hàng nên đã đảm bảo được lượng sản phẩm đầu ra tốt hơn, ký nhiều hợp đồng và xuất được nhiều chuyến hàng hơn. Bên cạnh đó, các DN cũng đẩy mạnh phát triển sang các thị trường mới có nhiều tiềm năng như Hàn Quốc và Trung Quốc, không để phụ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống EU. Với 969 DN thủy sản xuất khẩu sang 162 thị trường trên thế giới, các thị trường lớn đều có mức tăng trưởng cao từ 10 - 25% so với 2009, trong đó thị trường

Pháp tăng trưởng mạnh nhất với 68%. Trong năm này, việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều gặp trở ngại lớn. Đầu tiên là việc thực hiện quy định của EU về chứng nhận nguồn gốc sản phẩm khai thác, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý (IUU). Đến nửa cuối năm, XK tôm sang thị trường Nhật Bản bị thách thức nghiêm trọng vì nhiễm trifluralin, dẫn đến nguy cơ mất thị trường này nếu không quyết liệt. Và gần cuối năm, mặt hàng cá tra bị tổ chức WWF ở 6 nước EU đưa vào danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010- 2011 của họ. Nuôi trồng thủy sản năm nay gặp rất nhiều bất lợi với những biến động thất thường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khắ hậu. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm ước đạt 2.706,8 nghìn tấn, chỉ tăng 4,5% so với năm trước. Đây là năm đầu tiên tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn so với tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản khai thác. Nuôi cá tra trong năm vẫn gặp khó khăn, do giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lên xuống thất thường. Giá thu mua cá nguyên liệu trong 3 tháng cuối năm tăng mạnh, nhưng lại vào thời điểm hầu hết ao nuôi đã hết cá thịt. Nhiều người ni khơng cịn khả năng đầu tư, hoặc không tin vào tăng giá bền vững năm tới nên chưa dám thả nuôi đợt mới.

Năm 2011, sản lượng xuất khẩu được 1,451 tỷ tấn tăng hơn 7,2% và kim ngạch được 6,117 tỷ USD tăng hơn 21,5% so với 2010. Theo nhận định của ngành chuyên môn, xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm tiếp tục thuận lợi về thị trường lẫn giá cả. Trong đó, yếu tố tác động khơng nhỏ là lũ lụt hồnh hành các nước châu Á, nhất là Thái Lan đang bị ảnh hưởng trầm trọng. Điều này cho thấy số lượng thủy hải sản ắt nhiều cũng thất thốt và xu hướng giá xuất khẩu tăng có thể xảy ra. Một trong những nguyên nhân khiến nhà máy thiếu tôm là tình trạng dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại trầm trọng. Nhiều tỉnh Ộchữa cháyỢ bằng cách tăng cường nuôi tôm thẻ để cung ứng cho các nhà máy. Tại Cà Mau, trước đây tôm thẻ chỉ chiếm khoảng 7% - 10% sản lượng chế biến xuất khẩu, nay tăng lên trên 30%. Có thuận lợi là nhu cầu các nước trên thế giới đang chuyển sang ăn tôm loại nhỏ khá mạnh nên tôm thẻ cũng dễ bán.Tuy nhiên, việc có nên mở rộng diện tắch ni tơm thẻ đang cịn nhiều ý kiến bàn bạc, bởi tơm thẻ có mang một số virus nguy hiểm.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm nhẹ so với năm 2011 đạt hơn 6,1 tỷ USD và không đạt được mục tiêu đặt ra là đạt kim ngạch 6,5 tỷ USD. Lợi nhuận của

Phân tắch tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex giai đoạn 2010 - 2012

các doanh nghiệp ngày càng sụt giảm bởi các chi phắ ngày càng tăng như cước phắ vận tải biển, phắ kiểm tra thú y thủy sản. Đặc biệt, các thủ tục và chi phắ liên quan đến việc nhập khẩu đang làm tăng chi phắ cho doanh nghiệp và giảm sức cạnh tranh các mặt hàng hải sản XK của Việt Nam. Trước đây, EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhưng nhu cầu và giá trị NK vào các thị trường này đang giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thị trường khó khăn, các doanh nghiệp XK thủy sản chuyển hướng sang các thị trường khác như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc khiến cho xuất khẩu sang các thị trường này tăng so với năm ngoái. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân khiến cho các thị trường này dựng nên các rào cản đối với thủy sản Việt Nam hoặc các nhà nhập khẩu tìm cách ép giá doanh nghiệp Việt Nam gây ra khơng ắt khó khăn cho ngành XK thủy sản trong nước. Năm nay cả nuôi trồng, sản xuất lẫn xuất khẩu đều đối diện với nhiều thách thức. Người ni thì lao đao với dịch bệnh xảy ra tại nhiều vùng nuôi ngay từ đầu năm khiến nguồn tôm nguyên liệu giảm, giá cả lên xuống thất thường. Cịn doanh nghiệp thì đối mặt với thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, hoạt động sản xuất cầm chừng, thậm chắ còn đối diện với nguy cơ phá sản... Việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn nhiều thách thức như: phương tiện khai thác đánh bắt hải sản xa bờ của ngư dân cịn lạc hậu, tập qn ni trồng của một bộ phận nơng dân cịn tự phát. Cùng với đó, các thị trường nhập khẩu thủy sản liên tục đối mặt với những cảnh báo về dư lượng hóa chất cấm hoặc hạn chế sử dụng. Để việc xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trong những năm tới cần phải tổ chức lại sản xuất trong nước theo hướng liên kết chuỗi giữa sản xuất, cung nguyên liệu với chế biến, xuất khẩu. Đồng thời, phải tổ chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu theo hướng có kiểm sốt và có điều kiện.

Bảng 3. Cơ cấu mặt hàng thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Mặt hàng Sản lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Cá tra basa 659 1.427 664 1.805 590 1.744 Tôm 241 2.107 242 2.396 246 2.250 Loại khác 453 1.499 545 1.916 - 2.099 Tổng cộng 1.353 5.033 1.451 6.117 - 6.093

( Nguồn Tổng cục hải quan)

Cá tra, basa:

Cá tra, basa là mặt hàng chiếm tỷ trọng về lớn khối lượng, trung bình chiếm 48% trong cơ cấu mặt hàng thủy sản XK của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên về mặt giá trị, thì chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng KNXK thủy sản của Việt Nam. Năm 2010 là một năm có khá nhiều sự kiện và khó khăn đối với ngành cá tra, basa Việt Nam như phải chịu tác động của lãi vay ngân hàng, biến động tỷ giá, nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước bị giảmẦ Sản lượng cá tra XK đạt 659 nghìn tấn, tãng 8,4% về khối lýợng nhýng tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 28%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,43 tỷ USD, tăng 6,3% so với 2009, nhưng lại khơng hồn thành kế hoạch đặt ra là 1,5 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng nuôi cá tăng quá nhanh, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa ngành nuôi trồng và chế biến cá tra XK, nhiều DN cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá bán, hạ chất lượng sản phẩmẦ Thêm vào đó, hình ảnh con cá tra trên thị trường thế giới bị ảnh hưởng bởi những thông tin không chắnh xác, các DN chưa trú trọng việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng làm cho họ có cái nhìn sai lệch ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Các DN phải đồng thời chống đỡ nhiều sự tấn

Phân tắch tình hình xuất khẩu của cơng ty cổ phần thủy sản Cafatex giai đoạn 2010 - 2012

cơng từ bên ngồi như Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam, hàng rào kỹ thuật từ Ucraina, chiến dịch truyền thơng bơi xấu hình ảnh con cá tra trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước.

Năm 2011, dù cịn nhiều khó khăn song mặt hàng cá tra, basa vẫn góp phần khơng nhỏ vào KNXK thuỷ sản của cả nước với 664 nghìn tấn, giá trị XK đạt 1,8 tỷ USD tăng 26,5% so với 2010. Diện tắch nuôi trồng trong năm tăng dẫn đến sản lượng XK tăng, 3 địa phương nuôi cá tra nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ có sản lượng vượt kế hoạch. Với hơn 230 DN xuất khẩu các tra, xuất sang hơn 130 thị trường. Cho đến nay, thị trường NK cá tra chắnh hầu như không thay đổi: Mỹ, EU (chiếm tới 47,5% KNXK cá tra của Việt Nam). Mặt hàng XK chủ yếu là cá tra philê đông lạnh, chiếm đến 99%, trong khi hàng chế biến giá trị gia tăng chỉ chiếm chưa đầy 1%. Thêm vào đó, hầu hết các DN chế biến cá tra ĐBSCL đã đạt tiêu chuẩn Global GAP, chắnh là chìa khố tăng XK ra thị trường thế giới, giúp cho mặt hàng cá tra tiêu thụ với mức giá cao hơn và đã có mặt trong các siêu thị lớn ở EU. KNXK cá tra trong năm tăng 26,5% do giá XK trung bình của mặt hàng này trong năm tăng lên khá nhiều và ổn định nhờ giải pháp quản lý giá sàn XK mà Vasep đã đề ra: 3 USD/kg đối với cá tra thịt trắng, và 2,05 USD/kg đối với cá tra thịt đỏ. Đồng thời thực hiện kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc XK dưới giá sàn của các DN cạnh tranh không lành mạnh, góp phần giúp cho XK mặt hàng này ngày càng được bền vững hơn.

Năm 2012, Cá tra Việt Nam đạt giá trị 1.744 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2011.Năm 2012 là năm đầu tiên giá trị KNXK cá tra sụt giảm kể từ khi cá tra trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực . Ngành cá tra năm nay gặp nhiều khó khăn do giá vật tư đầu vào cịn tăng cao, giá bán ngun liệu khơng ổn định, tình trạng thiếu vốn vẫn thường xuyên xảy ra, lãi suất vốn vay vẫn ở mức cao, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh xảy ra ở một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại làm giảm giá trị thực, chất lượng và uy tắn của sản phẩm cá tra xuất khẩu. Hơn nữa, hàng loạt các rào cản thương mại từ các nước cũng gây khó khăn cho việc xuất khẩu cá tra. Vấn đề thống kê, dự báo còn thiếu và yếu cũng là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp và người dân không trở tay kịp.

Tôm:

Năm 2010, tôm là mặt hàng chủ lực đem lại con số 5 tỷ USD của thủy sản Việt Nam. Với sản lượng là 241 nghìn tấn, lần đầu tiên XK tơm của Việt Nam vượt con số 2 tỷ USD, tăng 14,8% về khối lượng và 25,8% về giá trị so với 2009, chiếm tỷ trọng rất lớn 42% trong tổng KNXK thủy sản của cả nước và chiếm 10% KNXK tơm trên tồn cầu. Việt Nam là nước chủ yếu cung cấp tôm vỏ (nguyên liệu), khối lượng tôm chế biến sẵn và sản phẩm giá trị gia tăng vẫn còn khá hạn chế; đồng thời, giá cả vẫn chưa cạnh tranh so với các nhà XK khác trong khu vực như Thái Lan và Ấn Độ. Trong năm giá tôm liên tục tăng cao do các thị trường chắnh phục hồi, nhu cầu tiêu thụ gia tăng trong khi nguồn cung ở một số nước sản xuất tôm chắnh ở Châu Á giảm do dịch bệnh cùng với nhiều sự cố an toàn thực phẩm, sự cố tràn dầu tại vịnh Mêhicô cũng là những yếu tố và cơ hội lớn cho XK tôm trong 2010. Bên cạnh đó, XK tơm Việt Nam cũng phải đối mặt với khơng ắt khó khăn, trở ngại, nhất là vào những tháng cuối năm như: dịch bệnh xảy ra hàng loạt làm sản lượng tôm nuôi giảm mạnh, việc tranh giành tôm nguyên liệu với các thương nhân Trung Quốc ảnh hưởng nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến. Một số thị trường NK đã tăng cường các biện pháp kiểm sốt khi xuất hiện tình trạng tơm bị bơm chắch tạp chất, nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinhẦ Đặc biệt, sự kiện con tôm Việt Nam XK vào Nhật Bản bị nhiễm dư lượng Trifluralin, một loại hố chất có nguồn gốc từ thuốc diệt cỏ dùng trong xử lý nước ao nuôi tôm, đã làm cho quốc gia này tăng cường kiểm sốt lên 100% đối với tơm Việt Nam vào cuối năm. Những khó khăn, trở ngại này đã đồng thời tạo ra nhiều sức ép lên các DN chế biến thủy sản XK, trong khi phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác trên thị trường quốc tế.

Năm 2011, mặt hàng tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm thủy sản XK chủ lực của Việt Nam, chiếm 39,2%. Mặc dù phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu kéo dài, tổn thất do dịch bệnh, các rào cản thương mại khi thị trường NK tăng cường kiểm soát chất lượng; hay các vấn đề bất cập về thủ tục hành chắnh, cạnh tranh về nguồn nguyên liệu và giá XK với các nước sản xuất khác trong khu vựcẦ XK tôm vẫn đạt những thành quả ngoạn mục. Với kim ngạch đạt 2,396 tỷ USD, vượt qua mốc 2 tỷ và tăng 13,7% so với năm 2010, góp phần đáng kể cho kỷ lục 6,1 tỷ USD KNXK của toàn ngành thủy sản. Trong đó, XK tơm sú đạt trên 1,43 tỷ USD (giảm

Phân tắch tình hình xuất khẩu của cơng ty cổ phần thủy sản Cafatex giai đoạn 2010 - 2012

0,6%), tôm chân trắng đạt 704 triệu USD (tăng gần 70%), còn lại là tôm các loại khác. Nhiều DN đã chuyển hướng từ tôm sú sang tôm chân trắng hoặc kết hợp cả 2 để chủ động nguồn cung, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa thị trường. Giá trung bình tơm XK hàng tháng trong năm đạt 9,2 Ờ 9,9 USD/kg, cao hơn khoảng 12-18%, và có thời điểm cao hơn 28% so với năm trước do lũ lụt hoành hành ở các nước châu Á, nhất là Thái Lan, ảnh hưởng trầm trọng khiến cho sản lượng tôm bị hao hụt, đẩy giá trị lên cao. Trong năm 2011, sản phẩm tơm Việt Nam đã có mặt ở 91 thị trường trên thế giới, dù kinh tế có nhiều biến động nhưng nhu cầu nhập và tiêu thụ tôm vẫn gia tăng. Tuy nhiên trong khi tỷ trọng KNXK tôm vào 3 thị trường trọng điểm truyền thống Mỹ, Nhật Bản và EU năm 2011 đã giảm xuống cịn 66% thì XK sang một số thị trường khác như Hàn Quốc, ASEAN... và đặc biệt là sang Nga tăng mạnh với tốc độ lần lượt là 23%; 54,7%; 124%. Song song đó, XK tơm sang Nhật Bản lại tiếp tục bị tăng cường kiểm soát kháng sinh Enrofloxacin tiếp sau hoạt chất Trifluralin, cạnh tranh về giá khi giá tôm XK của Việt Nam cao hơn 15 - 20% so với giá của Ấn Độ và Inđônêxia. Chắnh sách tài chắnh, đặt biệt là lãi suất cho vay tắn dụng cao, chi phắ nhân công lớn đã gây khó khăn cho nhiều DN chế biến XK thủy sản của Việt Nam.

Năm 2012, xuất khẩu tôm đạt 2.250 triệu USD, giảm 6,3% so với năm 2012 không đạt mục tiêu 2,4 tỷ USD, nhưng đây là nỗ lực rất lớn của các công ty chế biến

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản cafatex giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)