CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CƠNG TY CỔ
4.2.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty
Thị trường Châu Á là thị trường lớn nhất về sản lượng và kim ngạch
của công ty trong những năm qua. Năm 2010 sản lượng chiếm 28,58% và doanh thu chiếm 48,24%, chiếm tỷ trọng rất cao sao với các thị trường khác. Sang năm 2011 sản lượng đạt được 1.643 tấn và kim ngạch đạt 18.013 nghìn USD tỷ trọng sản lượng tăng lên 31,15% và doanh thu tăng lên tới 49,73%. Năm 2012 tỷ trọng sản lượng và doanh thu của thị trường này tiếp tục tăng lên lần lượt là 46,53% và 67,29%. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của thị trường Châu Á như sau
Phân tắch tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 8. Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua thị trường Châu Á giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Nhật 17.103 84,31 14.969 83,10 13.217 61,59 Singapore 1.288 6,34 949 5,27 1.036 4,83 Ả Rập TN 1.161 5,72 845 4,69 1.481 6,90 Hàn Quốc 543 2,68 896 4,97 946 4,41 Khác 190 0,93 354 1,97 2.981 23,20 Tổng 20.285 100 18.013 100 21.461 100
( Nguồn Phịng xuất nhập khẩu cơng ty Cafatex)
Nhật Bản là thị trường truyền thống, lớn nhất của công ty và lớn nhất của thị trường
Châu Á. Tỷ trọng kim ngạch trong khu vực Châu Á của Nhật giảm liên tiếp hai năm 2011 và 2012 những vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2010, kim ngạch qua Nhật đạt 17.103 nghìn USD chiếm tỷ trọng 84,31%. Đến năm 2011 do ảnh hưởng của việc sử dụng chất kháng sinh trong tôm nên lượng xuất khẩu thủy sản sang Nhật giảm nhưng tỷ trọng tuy có giảm vẫn ở mức cao 83,1%. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn kim ngạch xuất khẩu sang Nhật tiếp tục giảm xuống do bên phắa Nhật kiểm tra gắt gao mặt hàng tôm chứa chất Ethoxyquin gây thiệt hại khá lớn cho cơng ty vì tơm là mặt hàng chắnh của công ty và Nhật Bản lại là thị trường lớn nhất của công ty. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu sang Nhật năm 2012 đạt 13.217 nghìn USD chiếm tỷ trọng 61,59% trong thị trường Châu Á.
Thị trường Singapore: Năm 2010 Singapore là thị trường lớn thứ 2 nhập khẩu thủy sản của cơng ty với kim ngạch 1.288 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 6,34% trong khu vực Châu Á. Thị trường Singapore là một thị trường rất tiềm năng để công ty mở rộng hướng xuất khẩu vì mặt hàng thủy sản là mặt hàng được ưa chuộng tại Singapore, mặc dù quy định nhập khẩu của Singapore chặt chẽ nhưng thị trường này tương đối mở và là một nước trong khu vực ASEAN nên ta có thể tận dụng thuế quan ưu đãi. Tuy nhiên, sang năm 2011 tình hình xuất khẩu sang Singapore có dấu hiệu giảm xuống, kim ngạch đạt 949 nghìn USD với tỷ trọng 5,27%. Qua năm 2012, tình hình xuất khẩu qua Singapore tăng trở lại với kim ngạch đạt 1.036 nghìn USD và tỷ trọng 4,83%.
Một thị trường lớn khác trong khu vực Châu Á là Ả Rập Thống Nhất. Kim ngạch xuất khẩu qua nước này tăng giảm không đồng đều qua từng năm. Năm 2010, Ả Rập Thống Nhất đứng ở vị trắ thứ 3 sau Nhật Bản và Hàn Quốc, kim ngạch đạt 1.161 nghìn USD chiếm tỷ trọng 5,72% thị trường Châu Á. Sang năm 2011 kim ngạch giảm xuống cịn 845 nghìn USD chiếm tỷ trọng 4,69%. Năm 2012 là một năm thuận lợi khi xuất khẩu sang Ả Rập Thống Nhất, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.481 nghìn USD, tỷ trọng 6,9% vượt qua Singapore đứng vị trắ thứ 2 ở khu vực thị trường Châu Á. Ả Rấp Thống Nhất là một thị trường rất tiềm năng mà ngành thủy sản đang mở rộng phát triển và có khả năng tăng trưởng trong những năm tới. Vì thế, cơng ty đang có hướng chú trọng xuất khẩu sang các nước Trung Đông mà Ả rập Thống Nhất là điển hình.
Thị trường Hàn Quốc : Tuy chiếm tỷ trọng không bằng 3 thị trường ở trên nhưng thị trường Hàn Quốc cũng là một thị trường rất quan trọng của công ty và tăng trưởng đều qua từng năm. Năm 2010 kim ngạch đạt 543 nghìn USD, sang năm 2011 tăng lên 896 nghìn USD, năm 2012 tiếp tục tăng đạt 946 nghìn USD. Qua đó ta có thể thấy rằng thị trường Hàn Quốc là thị trường cần phải xem xét để mở rộng xuất khẩu hơn nữa để tránh quá tập trung vào những thị trường trên như Nhật đang có dấu hiệu giảm xuống. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng như Nhật đang kiểm tra chất Ethoxyquin trong mặt hàng tơm đang gây khó khăn cho ngành xuất khẩu thủy sản.
Ngoài ra, thị trường Châu Á còn một số thị trường khác như Autralia, Li băng, Malayxia,Ầcũng có sự tăng trưởng nhất định. Điều này cho thấy đang có sự thay đổi về cơ cấu thị trường, công ty đã tập trung khai thác những thị trường tiềm năng mới góp phần giúp hoạt động kinh doanh XK của mình được phát triển bền vững hơn.
Phân tắch tình hình xuất khẩu của cơng ty cổ phần thủy sản Cafatex giai đoạn 2010 - 2012
Thị trường EU là thị trường truyền thống của công ty. Nhưng giai đoạn 2010 Ờ
2012 việc xuất khẩu sang thị trường này của cơng ty cũng gặp khơng ắt khó khăn, sản lượng cũng như kim ngạch có sự biến động qua các năm. Năm 2010, sản lượng đạt 2.346 tấn với kim ngạch 9.431 nghìn USD chiếm tỷ trọng 22,43% tổng kim ngạch của công ty. Sang năm 2011, kim ngạch chỉ cịn 9.190 nghìn USD giảm 2,6% so với năm 2010 nhưng tỷ trọng lại tăng lên 25,37% kim ngạch xuất khẩu của các thị trường khác giảm xuống. Do nền kinh tế không ổn định nên người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu đối với hàng NK giảm, làm sản lượng XK vào thị trường này giảm 398 tấn. Đồng thời hoạt động bơi xấu hình ảnh cá tra ở một số nước của thị trường EU như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập cũng đã làm cho người tiêu dùng có những nhận định sai lệch về sản phẩm cá tra của Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đến việc XK của công ty. Năm 2012, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm nghiêm trọng. Cụ thể như sau: sản lượng chỉ đạt 484 tấn giảm 72,64% và kim ngạch đạt 2.922 nghìn USD giảm 68,2% so với năm 2011 do nhu cầu của thị trường này đang suy giảm. Vì vậy, cơng ty cần có chiến lược kinh doanh, biện pháp kịp thời để duy trì ổn định thị trường này đồng thời tăng cường phát triển ở những thị trường mới nhằm đảm bảo cho hoạt động XK của công ty sau này.
Bảng 10. Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua thị trường Châu Âu giai đoạn 2010 - 2012
( Nguồn phòng xuất nhập khẩu của công ty Cafatex)
Đức: là một trong thị trường lớn nhất nhập khẩu thủy sản của công ty trong khối EU, năm 2010 đây là thị trường này chiếm tỷ trọng cao nhất 35,93% với kim ngạch đạt 3.389 nghìn USD. Sang năm 2011, xuất khẩu sang Đức tăng lên với kim ngạch đạt 3.819 nghìn USD tăng 12,69 so với năm 2010 và tỷ trọng đạt 41,55%. Tuy nhiên đến năm 2012, xuất khẩu sang Đức giảm mạnh, kim ngạch chỉ đạt 680 nghìn USD giảm 82,19%. Điều này là do giá XK tăng cao, khoảng 2,93 USD/kg, trong khi giá cá minh thái Alaska lại có xu hướng hạ, đồng thời nền kinh tế Đức vẫn chưa phục hồi, vì vậy người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thực phẩm cùng loại nhưng có giá thấp hơn. Việc sụt giảm mạnh này là rất nghiêm trọng cơng ty cần có chắnh sách ứng phó và cải thiện tình hình xuất khẩu qua thị trường này vì đây là thị trường từng đứng đầu nhập khẩu thủy sản của công ty trong thị trường EU.
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Đức 3.389 35,93 3.819 41,55 680 23,27 Tây Ban Nha 1.522 16,14 1.981 21,55 359 12,29 Hà Lan 1.031 10,93 669 7,28 264 9,03 Thụy Sĩ 1.723 18,27 847 9,22 840 28,75 TT khác 1.766 18,73 1.875 20,40 779 26,66 Tổng 9.431 100 9.190 100 2.922 100
Phân tắch tình hình xuất khẩu của cơng ty cổ phần thủy sản Cafatex giai đoạn 2010 - 2012
Tây Ban Nha: là một trong những thị trường tiêu thụ thủy hải sản lớn nhất thế giới
với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 37,3 kg/năm. Thị trường này có xu hướng tiêu thụ nhiều cá đơng lạnh hơn các loại cá tươi sống và thói quen mua sắm tại các siêu thị, đại siêu thị nhiều hơn mua ở các chợ cá truyền thống. Do nước này chủ yếu NK cá tra , là mặt hàng chủ lực của công ty, đồng thời cũng là thị trường truyền thống nên KNXK sang thị trường này ắt biến động, chỉ tăng giảm ở mức tương đối thấp. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha đứng thứ 2 trong khối EU đạt 1.522 nghìn USD và chiếm tỷ trọng 16,14%. Sang năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1.981 nghìn USD và chiếm tỷ trọng 21,55%. Tuy nhiên sang năm 2012, kim ngạch xuất khẩu lại giảm 81,88% so với năm 2011 và tỷ trọng chỉ còn 12,29%.
Ngồi ra cịn một số thị trường khác như Hà Lan, Thụy Sĩ, Pháp,Ầcũng là thị trường tiêu thụ khá lớn mặt hàng của công ty. Xuất khẩu qua các thị trường này biến động qua từng năm và chủ yếu là giảm. Qua bảng trên có thể thấy rằng tình hình xuất khẩu qua các nước thuộc khối EU giảm trong những năm gần đây và đặc biệt là năm 2012 , đây là một điều đáng lo ngại cho doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp cần phải có biện pháp cũng như chiến lược phát triển phù hợp để xuất khẩu qua thị trường này phát triển bền vững trong những năm tới.
Thị trường Châu Mỹ: là một trong 3 thị trường quan trọng của công ty, chiếm
kim ngạch xuất khẩu khá cao của công ty và là là thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tôm và cá fillet cao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do các hàng rào phi thuế quan, các điều luật bảo hộ sản xuất trong nước nhưng tiềm năng xuất khẩu của thị trường này rất lớn do người tiêu dùng rất ưa chuông sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam, giá vừa rẻ hơn nhiều so với các loại cá da trơn của bản xứ mà chất lượng ngon, dinh dưỡng cũng không kém. Năm 2010 kim ngạch đạt 6.821 nghìn USD chiếm tỷ trọng 16,22% kim ngạch xuất khẩu của công ty, đây là năm xuất khẩu tăng trưởng cao của công ty. Sang năm 2011 kim ngạch giảm 20,01% so với năm 2010 và tỷ trọng chiếm 15.06%. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này tiếp tục giảm chỉ đạt 4.241 nghìn USD và tỷ trọng chiếm 13,3%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do công ty mất nhiều đơn hàng từ những đối tác nước ngoài.
sBảng 11. Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua thị trường Châu Mỹ giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng ( %) Kim ngạch ( 1000 USD) Tỷ trọng (%) Canada 3.570 52,33 2.581 47,31 2.558 60,31 Mỹ 1.858 27,24 1.210 22,18 827 19,50 Chile 827 12,12 1.157 21,21 754 17,78 TT khác 566 8,21 508 9,30 102 2,41 Tổng 6.821 100 5.456 100 4.241 100
( Phịng kinh doanh xuất nhập khẩu cơng ty cafatex)
Canada : Trong các nước Châu Mỹ thì Canada là thị trường lớn nhất nhập khẩu
thủy sản của công ty. Canada là một quốc gia biển rộng lớn, công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản Canada rất phát triển. Mặc dù là nước XK trên 75% hàng thủy sản tới 80 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ngành thủy sản của Canada vẫn không thể đáp ứng nổi nhu cầu trong nước. Cá tra đông lạnh và tôm đông lạnh là hai mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam tới thị trường này. Năm 2012, công ty xuất khẩu sang Canada với kim ngạch đạt 3.570 nghìn USD và tỷ trọng chiếm 52,33%. Năm 2011 kim ngạch giảm xuống cịn 2.581 nghìn USD giảm 27,7% so với năm 2010. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm xuống 2.558 nghìn USD nhưng tỷ trọng lại tăng lên chiếm 60,31% do các thị trường khác trong Châu Mỹ cũng giảm kim ngạch xuất khẩu. Có thể thấy năm 2012 là một năm đầy khó khăn với cơng ty.
Mỹ: là một thị trường lớn và quan trọng của công ty chiểm tỷ trọng khá cao trong
Phân tắch tình hình xuất khẩu của cơng ty cổ phần thủy sản Cafatex giai đoạn 2010 - 2012
thị trường Mỹ biến động qua từng năm nhưng nhìn chung hai năm gần đầy tình hình xuất khẩu qua thị trường này có xu hướng giảm. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.858 nghìn USD chiếm tỷ trọng 27,24%. Sang năm 2011, kim ngạch xuất khẩu giảm 34,88% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 22,18%. Có sự sụt giảm là do kinh tế Mỹ khủng hoảng, trì trệ, nên trong năm 2011 này công ty mất đi một số đơn đặt hàng từ Mỹ khiến sản lượng giảm nghiêm trọng và thị phần của thị trường này cũng giảm theo. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu qua Mỹ giảm nghiêm trọng giảm 31,65% so với năm 2011 và tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 19,5% do nguyên liệu đầu vào của công ty không ổn định nên sản lượng xuất khẩu thấp dẫn tới kim ngạch xuất khẩu thấp.
Ngoài ra, Châu Mỹ còn một số thị trường quan trọng khác như Chi lê, Colombia, Uruquay,Ầcũng đóng góp vào kim ngạch xuất của tồn cơng ty và đang có tiềm năng mở rộng phát triển xuất khẩu hơn nữa.
Tóm lại, ngồi 3 thị trường lớn chắnh trên thì cơng ty cịn một số thị trường khác như Châu Phi, Đơng Âu,Ầcũng đóng góp vào doanh thu chung của công ty. Trong tình hình thị trường Châu Á đang chững lại, EU đang giảm đơn đặt hàng do nhu cầu thấp và thị trường Châu Mĩ bấp bênh thì việc cơng ty phát triển các thị trường khác là điều cần làm bên cạnh củng cố những thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Châu Phi đang tăng trưởng trong những năm gần đây.