Các rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của cá ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu phòng giao dịch kiến thiết (Trang 42 - 45)

4 .K ết cấu của đề tài

2.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại

2.2.7 Các rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của cá ngân hàng

thương mại

a) Rủi ro lạm phát

Khi nền kinh tế lạm phát sẽ làm nhu cầu chi tiêu tăng đột biến so với thời điểm ký kết hợp đồng như hồn cảnh gia đình thay đổi, giá sinh hoạt tăng, đầu tư không hiệu quả…đồng tiền bị mất giá dẫn đến việc khách hàng sẽ chậm trả hoặc không thực hiện được kế hoạch trả nợ như đã ký kết với ngân hàng.

b) Rủi ro tỷ giá

Lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngồi sẽ khiến cho dịng vốn từ nước ngoài tăng cường chảy vào trong nước. Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ giảm xuống. Xuất khẩu ròng giảm đi, khiến cho tổng cầu giảm theo. Từ đó người ta cũng hạn chế chi tiêu hơn.

c) Rủi ro lãi suất

Khi lãi suất tăng lên thì sẽ làm giảm vay nợ. Cá nhân giảm đi vay và tăng gửi tiết kiệm, do đó giảm tiêu dùng và tác động tiêu cực tới tổng cầu. Nó cịn khiến cho việc trả nợ các khoản cho vay hiện thời trở nên khó khăn hơn khiến người vay phải giảm tiêu dùng để trả nợ.

30 d) Rủi ro trong thanh tốn

Cho vay tiêu dùng có rủi ro cao vì liên quan đến các cá nhân mà cá thể thì có tính riêng biệt cao cũng như khó xác định tư cách của mỗi cá nhân. Vì trong quá trình cho vay thì có thể xảy ra rất nhiều nguyên nhân làm cho khách hàng không đủ khả năng thực hiện thanh toán cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng như mất việc làm, kinh doanh thua lỗ hay sức khỏe giảm sút.

e) Rủi ro từ ngân hàng

Tập trung vào cho vay bán lẻ: Mức tăng trưởng tín dụng trên được cho là hợp lý khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 chỉ ở mức khoảng 14%. Tuy nhiên, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong 6 tháng đầu năm 2019 lên đến vài ngàn tỷ đồng, thậm chí Vietcombank có lợi nhuận lên đến chục ngàn tỷ đồng, thể hiện hoạt động kinh doanh của các NHTM đang phát triển.

Báo cáo của các NHTM cho thấy, mặc dù nguồn thu từ dịch vụ được các ngân hàng đẩy mạnh trong thời gian qua nhưng đóng góp vào lợi nhuận khủng của ngân hàng chủ yếu vẫn từ tín dụng.

Trong đó, cho vay bán lẻ là động lực tăng trưởng chính. Cụ thể, dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm của ACB đạt 697.240 tỷ đồng, tăng 9,7% so với 2018, trong đó tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng lên mức 48% tổng dư nợ, so với mức 45,4% cùng kỳ năm 2018.

Nợ xấu tăng mạnh: Theo báo cáo tài chính quý 2-2019 của 17 NHTM đang niêm yết trên sàn chứng khốn, tính đến cuối tháng 6-2019, tổng nợ xấu ở mức gần 81,3 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đã tăng 5,5% so với đầu năm, lên mức hơn 43,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 54% tổng nợ xấu.

Khác với trước đây, nợ xấu đến từ các khoản cho vay với mục đích đầu cơ và các hoạt động khơng phải ngành kinh doanh chính (như ngân hàng, chứng khốn, bất động sản) và các khoản đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, thì nợ xấu mới hiện nay lại đến từ các khoản đầu tư của tư nhân và vay tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là ở các ngân hàng bán lẻ.

Tuy có tăng, nhưng nợ xấu của các NHTM hiện vẫn ở mức dưới 3% theo quy định. Điều đáng lo là, áp lực nợ xấu sẽ dần lớn hơn trong thời gian tới, nhất là khi lãi suất chịu áp lực gia tăng.

31 Người đi vay có thể gặp rủi ro do đi vay quá mức. Vì tâm lý của người tiêu dùng khi sử dụng thẻ tín dụng, sử dụng các khoản vay để chi tiêu thì họ thường chi tiêu nhiều hơn so với việc họ sử dụng tiền mặt để chi tiêu. Thêm vào đó, trong bối cảnh triển vọng kinh tế phát triển tích cực làm cho người dân lạc quan thái quá về dòng tiền trong tương lai, và vì vậy sẵn sàng tham gia nhiều chương trình vay mượn tiêu dùng khác nhau vượt quá khả năng chi trả của chính họ.

Bên cạnh đó là “cú sốc về thu nhập”. Người đi vay tiêu dùng thường lạc quan về nguồn thu nhập trong tương lai được dùng để chi trả cho khoản vay hiện nay. Tuy nhiên một cú sốc từ bên ngoài hoặc bên trong nền kinh tế làm cho hoạt động sản xuất bị thu hẹp, người đi vay bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập dự kiến. Đặc biệt là những người vay tiêu dùng chủ yếu là những người có thu nhập thấp và dịng thu nhập của họ lại dễ bị tổn thương nhất từ các cú sốc của nền kinh tế.

Về mặt pháp lý, hợp đồng vay tín chấp là những thỏa thuận dân sự và CTTC là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được điều chỉnh bởi các quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ngân hàng. Theo đó, các CTTC có quyền thỏa thuận về mức lãi suất cho vay tiêu dùng với từng khách hàng, từng sản phẩm. Mỗi hợp đồng vay được ký giữa CTTC và khách hàng là một thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện của khách hàng khi chọn sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.

Rủi ro tín dụng chính là việc khách hàng không trả đúng hẹn và đủ số tiền vay. Nguyên nhân của việc khách hàng chậm trễ hoặc không trả đủ xuất phát từ nhiều yếu tố. Đối với vay tín chấp, các tổ chức tài chính phải sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ thu hồi nợ. Nếu không giải quyết được, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của luật pháp khi bên cho vay làm hồ sơ khiếu kiện người đi vay ra tòa án.

g) Giải pháp của ngân hàng

Đúng là mức lãi suất cao hiện vẫn là một vấn đề gây ra nhiều lo ngại đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, song theo nhận định của giới chuyên gia, khó có thể cản trở sự phát triển tất yếu của loại hình sản phẩm tài chính này. Sự phát triển này không chỉ mở rộng về quy mô dư nợ cho vay, mà tính chất phức tạp của thị trường cũng sẽ tăng theo, cùng với sự xuất hiện của các sản phẩm mới như: Các khoản cho vay theo lương, hoạt động cho vay đồng cấp - những sản phẩm hiện đã được phát triển mạnh ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

32 Hiện các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này đang rất nỗ lực để có thể quản lý hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng với hai mục tiêu chính, đó là bảo vệ người đi vay và thúc đẩy thị trường cho vay tiêu dùngphát triển lành mạnh, cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi người dân.

Tuy nhiên, để thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam theo kịp với sự phát triển của thị trường thế giới, cần phải hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho kênh tài chính tiêu dùng, để tạo nền tảng cho hệ thống ngân hàng thương mại và các cơng ty tài chính hoạt động, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Nếu lãi suất cho vay tiêu dùng giảm thấp hơn chắc chắn cũng sẽ thu hút được sự tham gia của nhiều đối tượng khách hàng. Và vấn đề này cũng chỉ có thể được giải quyết triệt để, khi khâu pháp lý được kiện toàn và thị trường thực sự khởi sắc hơn.

Bên cạnh đó, cần phải có thêm thời gian để nâng cao hơn nữa nhận thức cho người dân về dịch vụ tài chính tiêu dùng. Để làm tốt công tác này, cơ quan chức năng cần phải triển khai các chiến dịch tư vấn tốt cả trước, trong và sau quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ. Bởi vì, thay đổi thói quen của người dân khơng chỉ trong một sớm một chiều mà làm được, hiện nay vẫn cịn khơng ít người dân có thói quen chưa tìm hiểu tường tận các quy định cho vay tiêu dùng, nghĩa vụ và ý thức trả nợ lại kém, dẫn đến những mâu thuẫn, gây nên những cách nhìn khơng hay về dịch vụ cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu phòng giao dịch kiến thiết (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)