Kỹ thuật xạ trị điều biến liều
Kỹ thuật xạ trị điều biến liều (Intensity-modulated radiotherapy - IMRT) là phương pháp xạ trị mà sử dụng tia biến liều có thể cung cấp nhiều mức cường độ khác nhau, cho phép thấu kính lõm chiếu xạ và liều xạ với biên độ hẹp hơn so với phương pháp thông thường.
Theo tác giả Sullivan thì IMRT tốt hơn so với xạ trị tia ngoại tuyến (external beam radiotherapy – EBRT) vì giảm các dấu hiệu khơ miệng, hoại tử xương và mù mắt, bằng chứng dựa trên 1 tài liệu tổng quan từ 15 bài báo bao gồm 1555 bệnh nhân [77]. Ưu điểm của kĩ thuật IMRT so với kĩ thuật xạ trị thông thường là đạt liều tối đa vào khối u, liều vào tổ chức lành là tối thiểu nhất.
+ Tư thế và cố định bệnh nhân: như với kĩ thuật xạ trị thông thường. + Chụp mô phỏng: với máy CLVT, MRI, hoặc PET.
+ Lập kế hoạch xạ trị:
- Xác định các cơ quan cần bảo vệ với liều giới hạn dưới mức cho phép. Giới hạn của tủy sống là 45Gy, thân não 54Gy, dây thị 50-55Gy, giao thoa thị
giác 54Gy, khớp thái dương hàm 70Gy, liều trung bình tuyến mang tai 26Gy, tai trong 45Gy, thực quản 60Gy...
- Xác định số trường chiếu: khoảng 5-11 beams tùy trường hợp cụ thể, xác định góc chiếu, số phân đoạn trường chiếu (segments), mức năng lượng chùm tia 6MV. Thực hiện tối ưu hóa phân bố liều với phần mềm chuyên dụng.
Liều lượng xạ trị: Tổng liều xạ trị cho khối u và hạch nguyên phát
là 66 - 70Gy, dự phòng hệ hạch là 50Gy, phân liều 2Gy/ngày, 5 buổi/tuần. Quá trình xạ trị kéo dài 7 tuần.
IMRT có mối liên quan với khơ miệng ít hơn so với xạ trị thông thường (17% so với 73%, p=0,037). Mặt khác, tác dụng khơng mong muốn cấp tính và mãn tính là tương tự nhau. IMRT hiệu quả trong việc giảm thiểu khơ miệng có ý nghĩa thống kê [78].
1.3.4. Hóa trị ung thư hạ họng thanh quản
Trước đây, hóa chất được sử dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, khơng cịn chỉ định mổ, tái phát hoặc di căn. Mục đích giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống tuy nhiên kết quả thu được rất hạn chế. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy hóa trị kết hợp xạ trị cải thiện thời gian sống thêm cho UT HHTQ tiến triển tại chỗ, tại vùng tốt hơn xạ trị hoặc hóa trị đơn thuần. Các thuốc hóa chất mới kết hợp với nhau thành những phác đồ điều trị cho UT giai đoạn tiến triển, hóa trị có thể làm thay đổi chỉ định phẫu thuật.
Phối hợp giữa hóa trị và xạ trị có thể là: HTTr (neo-adjuvant), HXTĐT (concurrent) hoặc hóa trị bổ trợ (adjuvant). Mỗi phương thức phối hợp đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Platinum và taxane là hai hóa chất cho thấy có tác dụng tốt trong điều trị UT đầu cổ [79].
1.3.4.1. Đặc điểm một số hóa chất dùng trong điều trị
Một số phác đồ hay dùng:
TCF - Docetaxel 75mg/m2, TM, ngày 1 - Cisplatin 100 mg/m2, TM , ngày 1
- 5 FU 1000mg/m2,TM, ngày 1-4, chu kì 21 ngày, 3 chu kì CF - Cisplatin 100mg/m2, TM, ngày 1
- 5 FU 1000 mg/ m2, TM, ngày 1-4, chu kì 21 ngày, 3 -4 chu kì TC: - Paclitaxel 175mg/m2, TM, ngày 1
- Cisplatin 100mg/m2, TM, ngày 2, chu kỳ 21 ngày
* Cisplatin:
Cisplatin là chất tổng hợp có nguồn gốc kim loại nặng thuộc nhóm platin. Hoạt tính kháng u được phát hiện năm 1965, lần đầu tiên được ứng dụng trên người năm 1971. Thuốc có tác dụng phổ rộng và chủ yếu trên u đặc. Cisplatin có chất là cis-diammine-dichloroplatin, dạng hỗn dịch lỏng của chlore [80].