CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HẠ HỌNG THANH QUẢN GIAI ĐOẠN MUỘN
1.3.7. Điều trị nội khoa ung thư hạ họng thanh quản tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cho đến nay cịn ít các nghiên cứu HXTĐT cho UT HHTQ giai đoạn III-IV. Tại bệnh viện K, theo nghiên cứu của Ngô Thanh Tùng điều trị hóa xạ đồng thời với cisplatin 30mg/m2 da truyền liên tục trong 6 tuần trên 60 bệnh nhân UT HHTQ giai đoạn III, IVA-B, kết quả cho thấy tỉ lệ đáp ứng toàn bộ là 96,7%, sống thêm tồn bộ trung bình là 22 tháng, sống thêm không bệnh 18 tháng. Theo nghiên cứu này, Tỉ lệ giảm bạch cầu độ 3,4 là 5%, viêm niêm mạc họng miệng độ 3 là 23,3%. Chứng tỏ phác đồ điều trị có tác dụng khơng mong muốn cao và chấp hành điều trị bị gián đoạn nhiều. Tuy nhiên tác giả không đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như sống thêm [11]. Một nghiên cứu tương tự của tác giả Phạm Hữu Nhân nghiên cứu HXTĐT cho 34 bệnh nhân UT hạ họng giai đoạn III, IV(Mo) kết quả cho thấy có 57,8% bệnh nhân nhận đủ số lần truyền cisplatin và 100% bệnh nhân hoàn thành xạ trị. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn là 67,6%, đáp ứng toàn bộ là 82,3%. Đa số các biến chứng như nôn chiếm 47,1%, viêm da và viêm niêm mạc miệng gặp 100% đối tượng [106]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Quang khi tiến hành xạ trị đơn thuần cho UT HHTQ giai đoạn III- IV(Mo), chỉ có 19,5% bệnh nhân có đáp ứng hồn toàn [107]. Nghiên cứu của Từ Thị Thanh Hương với 51 BN ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ HTTr phác đồ CF cho thấy đáp ứng tồn bộ sau HTTr là 80,4%, tác dụng khơng mong muốn ở mức độ nhẹ chủ yếu là rụng tóc (90%) và hạ bạch cầu. Tuy nhiên tác giả không đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như không theo dõi bệnh nhân đánh giá thời gian sống thêm của người bệnh [119].