Các yếu tố trên lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ đông cho bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2012 2014 (Trang 37 - 39)

-Tuổi của ngƣời vợ: theo nghiên cứu của William SB Yeung và cs. (2009), tỷ lệ thành công của của các ca chuyển phơi đơng có liên quan đến tuổi của ngƣời mẹ và số phôi bào của phôi đƣợc chuyển.

Với tuổi mẹ ≤35 tuổi, tỷ lệ có thai tiến triển cao hơn so với độ tuổi >35 (38% và 33%, với p=0,001). Với phôi chuyển ở giai đoạn phân chia với 4 phôi bào, tỷ lệ có thai lâm sàng là 41%, tỷ lệ có thai tiến triển là 36%, trong khi tỷ lệ sảy thai chiếm 13%, và có ý nghĩa thống kê so với chuyển phơi có ít hơn 4 phơi bào (tƣơng ứng là 20%, 15%, và 23%, với p< 0,001) [62].

Trong nghiên cứu của Kassab A và cs., 2009, nồng độ FSH cơ bản đƣợc sử dụng ở 127 phụ nữ (25,2%) có chuyển phôi là thấp hơn đáng kể so với nhóm khơng có chuyển phơi. Nghiên cứu này đã chỉ ra một mối tƣơng quan quan trọng giữa nồng độ FSH cơ bản đƣợc sử dụng trong chu kì chuyển phơi đơng và tỉ lệ có thai lâm sàng [63].

-Loại FSH sử dụng trong chu kì KTBT khơng làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ thai lâm sàng của chuyển phôi trữ.

- Phác đồ KTBT, liều FSH sử dụng. Tính đến nay, chƣa có nhiều nghiên cứu chỉ ra rõ ràng về mức độ ảnh hƣởng của phác đồ kích thích buồng trứng và liều FSH sử dụng đối với chất lƣợng phôi.

Tuy nhiên, một nghiên cứu hồi qui của Ku tại Hàn Quốc vào năm 2005 đã bƣớc đầu khẳng định rằng việc sử dụng phác đồ dài GnRHa và liều lƣợng từ 33 – 25 microgram sẽ mang lại kết quả cao hơn với bệnh nhân có nồng độ FSH cơ bản cao (2,9±1,7 với 3,7 ± 2.0 với p = 0,027; 1,8±1,4 với 2,7±2,0 với p = 0,020) [64].

- Phác đồ chuẩn bị niêm mạc tử cung không mang lại khác biệt đáng kể nào đến tỷ lệ có thai lâm sàng. Điều này đã đƣợc khẳng định trong nghiên cứu hồi qui của Gelbaya TA, Nardo LG và cộng sự vào năm 2006 trên 212 phụ nữ sử dụng chu kì tự nhiên và chu kì có sử dụng hormone (13,5% so với 10,2%, với p < 0,08) [65]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Lan, Đặng Quang Vinh, Lê Thụy Hồng Khả và Hồ Mạnh Tƣờng cũng đã khẳng định điều này vào năm 2010 [19].

Tuy nhiên, độ dày và hình thái niêm mạc tử cung có giá trịtiên lƣợng tốt cho kết quả chuyển phôi.

Một số nghiên cứu cũng đề cập đến thể tích niêm mạc tử cung nhƣ là một tiêu chuẩn để đánh giá khả năng làm tổ của phôi. 180 cặp vợ chồng đã đƣợc điều trị bằng IVF với ICSI và chuyển phôi đông (68 cặp đƣợc thực hiện bằng chu kì tự nhiên và 40 cặp đƣợc thực hiện bằng chu kì nhân tạo) trong một nghiên cứu của Zollner U và cộng sự năm 2012. Kết quả đã có 20 (18,5%) trƣờng hợp mang thai lâm sàng. Từ 3-5 ngày sau rụng trứng (chu kì tự nhiên) hoặc sau khi NMTC đạt đến độ dày ≥ 8mm (chu kì nhân tạo), trung

bình có 3 phơi đƣợc chuyển. Trong chu kì tự nhiên, khơng có sự khác biệt đáng kể giữa độ dày NMTC, thể tích niêm mạc giữa những phụ nữ mang thai (11,9mm, 2,9ml) và phụ nữ không mang thai (10,7mm, 3,4ml). Trong chu kì nhân tạo, thể tích NMTC cao hơn đáng kể giữa phụ nữ có thai và phụ nữ không mang thai (3,9ml so với 2,5ml, p<0,05); trái lại, độ dày NMTC lại khơng có khác biệt đáng kể giữa hai nhóm này (10,7mm so với 10,2mm) [66]. Theo nghiên cứu của Vƣơng Thị Ngọc Lan và Lê Văn Điển vào năm 2002, khi NMTC có độ dày >10mm vào ngày cho hCG thì tỉ lệ có thai tăng gấp đơi so với nhóm có độdày ≤10mm [44]. Ngồi ra, trong nghiên cứu của Isaacs và cộng sự vào năm 1996, khi NMTC có độ dày <7mm thì khả năng có thai của các chu kì này rất kém, hầu nhƣ khơng ghi nhận trƣờng hợp nào có thai [67].

-Sốngày E2 trong phác đồ nhân tạo. Nồng độ E2 tại ngày điều trị bằng hCG đã đƣợc khẳng định là khơng có ảnh hƣởng đến tỷ lệ có thai lâm sàng (r=0,05, p = 0,481) sau một nghiên cứu qui hồi trên 180 bệnh nhân trải qua KTBT có kiểm sốt và chuyển phơi trữ đơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ đông cho bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2012 2014 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)