Tại Việt Nam cũng có một số các nghiên cứu cũng đánh giá đa yếu tố tác động đến chuyển phơi nói chung.
Tác giả Nguyễn Đình Hợi nghiên cứu 294 bệnh nhân thực hiện IVF/ICSI theo phác đồ dài tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ Sản 2006-2009 cho thấy độ dày niêm mạc tử cung, hàm lƣợng progesterone ngày tiêm hCG và chất lƣợng phơi có liên quan có ý nghĩa thống kê tới tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ của phôi [80].
Tác giả Phạm Thúy Nga đã nghiên cứu 105 bệnh nhân vô sinh sử dụng phác đồ GnRH antagonist trong năm 2012 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia. Kết quả cho thấy nồng độ progesterone ngày tiêm hCG và tổng điểm chuyển phôi (gồm điểm chất lƣợng phôi, điểm kỹ thuật chuyển phôi và điểm độ dày niêm mạc tử cung) có liên quan đến tỷ lệ thành công trong chuyển phôi [81].
Tác giả Đào Lan Hƣơng trong nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn/hMG và phác đồ ngắn/rFSH trên 110 bệnh nhân cho mỗi phác đồ thấy rằng chất lƣợng niêm mạc tử cung, nồng độ P4 ngày hCG và chất lƣợng phơi là yếu tốảnh hƣởng đến tỷ lệ có thai [82].
Phan Thị Thanh Lan và cs năm 2015 khi nghiên cứu so sánh hiệu quả phôi đông ngày 2 và ngày 3 với 162 chu kỳ mỗi nhóm nhận định rằng tỷ lệ có thai giữa hai nhóm khơng có sự khác biệt và phụ thuộc vào chất lƣợng phôi độ III trƣớc khi đông và đƣợc chuyển/chu kỳ FET [83].
Trong nghiên cứu kết quả chuyển phôi trữ đông với 134 hồ sơ tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng của tác giả Vũ Văn Tâm nhận thấy: tỷ lệ thai lâm sàng của nhóm trữ lạnh phơi dƣới 12 tháng gấp 1,32 lần so với nhóm trữ lạnh trên 12 tháng. Phơi có chất lƣợng càng tốt thì tỷ lệ thai lâm sàng càng cao, và nên chuyển từ 2 phơi trở lên cho kết quảcó thai lâm sàng cao hơn 1,54 lần [84].
Nhƣ vậy các tác giả cũng nhận thấy và rất quan tâm đến tác động cộng gộp của nhiều nhân tố lên thành cơng của chuyển phơi nói chung và chuyển phơi trữ đơng nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu có phạm vi tƣơng đối hẹp với cỡ mẫu nhỏ và giới hạn các yếu tố nghiên cứu.