KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TRỮ LẠNH 1 Ch ất lƣợng phôi sau rã đông

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ đông cho bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2012 2014 (Trang 98 - 101)

x 100% * Đa thai là hiện tƣợng có sự phát triể n nhi ề u thai trong bu ồ ng t ử cung

4.2. KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TRỮ LẠNH 1 Ch ất lƣợng phôi sau rã đông

Tổng số phôi đƣợc rã đông là 4043 phơi, trung bình mỗi chu kỳ là 3,23 ± 1,05 (phơi/chu kỳ). Trong đó có 63,3% là phơi độ III và độ II (Bảng 3.11; Biểu đồ 3.6). Chúng tôi thấy rằng các phác đồ kích thích khác nhau khơng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng phôi (ở đây chúng tôi chỉ đánh giá những phôi đã đƣợc đông) với p>0,05 (Biểu đồ 3.7). Nhƣng chúng tôi chƣa dám kết luận phác đồ kích thích khác nhau thì chất lƣợng phôi không khác nhau

do đến khi kết thúc thời điểm nghiên cứu có những bệnh nhân chƣa chuyển hết tồn bộ số phơi trữ trong chu kỳ kích trứng.

Có nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tốảnh hƣởng khả năng sống của phôi sau rã đông. Nhƣ chúng ta đã biết có hai phƣơng pháp đơng phơi chính đƣợc áp dụng trên lâm sàng là đông chậm và thủy tinh hóa. Hiện nay thủy tinh hóa đang dần chiếm ƣu thế do hiệu quả bảo quản phôi của phƣơng pháp này mang lại. Năm 2009, Rezazadeh đánh giá tỷ lệ sống, tỷ lệ có thai sau rã giữa đơng chậm và thủy tinh hóa phơi ngày 2-3. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống sau rã của phƣơng pháp thủy tinh hóa cao hơn so với đơng chậm (96,9% và 82,8%). Tỷ lệ làm tổ của phôi lần lƣợt là 16,6% và 6,8%. Tỷ lệ thai lâm sàng là 40,5% và 21,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 [97]. Giovanna và cs (2014) tiến hành so sánh giữa 2 phƣơng pháp thủy tinh hóa với 1 phƣơng pháp đơng chậm trên đông phôi giai đoạn phân cắt. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của 2 phƣơng pháp thủy tinh hóa bằng Irvine và Vitrolife là tƣơng đƣơng nhau (89,4% là 87,6%). Và cao hơn phƣơng pháp đông chậm tỷ lệ sống là 63,8% (p<0,01) [98]. Rienzi năm 2016 tổng hợp 7 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng so sánh giữa hai phƣơng pháp từ năm 2000 đến năm 2015 đánh giá 3615 phôi giai đoạn phân chia và phôi nang với 2061 phôi đông chậm và 1554 phôi đơng nhanh. Kết quả đều cho thấy thủy tinh hóa đạt làm cải thiện khả năng sống của phôi sau rã so với phƣơng pháp đông chậm (RR= 1,59, 95%CI: 1,30-1,93; p < 0,001). Và nếu tính riêng đối với phôi giai đoạn phân chia, thủy tinh hóa cũng cho chất lƣợng phơi sau rã tốt hơn đông chậm (RR=1,74, 95%CI: 1,39-2,18; p < 0,001). Cũng trong nghiên cứu này khi tổng hợp 12 nghiên cứu thuần tập từ năm 2005 đến 2016 với 64982 phôi đông giai đoạn tiền nhân, giai đoạn phân chia hay giai đoạn phơi nang. Phân tích cũng cho thấy ở giai đoạn phân cắt tỷ lệ sống sau rã đơng của

phƣơng pháp thủy tinh hóa tốt hơn đông chậm (RR=1,14, 95%CI: 1,07-1,22; p<0,001) [99].

Nghiên cứu của chúng tôi, phôi đƣợc đông-rã theo phƣơng pháp thủy tinh hóa. Sau khi rã một số phơi bị thối hóa cịn lại 3698 phơi, nhƣ vậy tỷ lệ phơi sống sau rã đông là 91,5%. Đây là một tỷ lệ sống cao, khẳng định đƣợc tính ƣu việt của phƣơng pháp đơng phơi thủy tinh hóa, đồng thời cũng là một con số đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật đông phôi thuần thục tại bệnh viện phụ sản Trung ƣơng rất tốt.

Phôi trong nghiên cứu của chúng tôi đƣợc đông ngày 2, sau khi rã đông đƣợc nuôi thêm 1 ngày và chuyển vào ngày 3. Đồng thời với việc phôi bị thối hóa, chất lƣợng phơi trong q trình đơng-rã cũng giảm. Chất lƣợng phôi trƣớc rã của nghiên cứu phân bốnhƣ sau: 28,3% phôi độ III, 35,0% phôi độ II, 36,7% phôi độ I. Sau khi rã đông và nuôi thêm, tỷ lệ phôi độ III và độ II giảm 25,4% và 32,8%. Do các phôi sau rã đông dừng phân chia hoặc ly giải phôi bào và có nhiều mảnh vỡ trong q trình tiếp tục phát triển làm cho tỷ lệ phôi độ I tăng (Biểu đồ 3.6). Một số các nghiên cứu trên thế giới đánh giá hiệu quả đông phôi tại các thời điểm khác nhau. Pavone và cộng sự (2011) đã làm 1 nghiên cứu so sánh về tỷ lệ sống sau rã, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ sinh sống giữa hợp tử, phôi phân cắt và phôi nang đông lạnh bằng phƣơng pháp đông chậm. Kết quả cho thấy tại tất cả các giai đoạn đơng, sau khi rã đều có 1 số lƣợng phơi bị thối hóa. Tỷ lệ sống của phơi sau rã lần lƣợt là 69% với hợp tử; 85% với phôi ngày 3 và 88% với phôi nang. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh sống giữa 3 nhóm là tƣơng tự nhau [100]. Hiện nay vẫn còn những tranh cãi về việc bảo quản lạnh phôi ở giai đoạn sớm hay muộn. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Pavone thì rõ ràng khả năng sống của phôi càng cao ở giai đoạn muộn có lẽ do phơi ởgiai đoạn sau có nhiều tế bào hơn nên khi 1 vài tế bào bị

phôi ở giai đoạn phôi nang chứng tỏ tiềm năng phát triển tốt và độc lập về sau. Ngày nay, khi mà điều kiện nuôi cấy phôi đảm bảo điều kiện gần sinh lý nhất cho phơi thì việc đơng phơi ngày 5 sẽ rất có ý nghĩa giúp giảm đƣợc số lƣợng phôi đông do phôi kém chất lƣợng bị loại trong q trình ni giảm chi phí cho bệnh nhân trong đơng và chuyển phơi. Đồng thời có thể giúp thực hiện các kỹ thuật bổ trợ nhƣ PGD/PGS trong giai đoạn phơi nhiều tế bào hơn, chính xác hơn.

Việc tối ƣu hóa q trình đơng phơi có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ sinh sản. Kỹ thuật đông phôi tốt cùng với tỷ lệ sống sau rã đông cao là cơ sở cho phép ứng dụng các chính sách về chuyển 1 phơi duy nhất mà vẫn đảm bảo tỉ lệ có thai và sinh sống. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh sống tích lũy trong mỗi chu kỳ chọc hút trứng. Đặc biệt việc bảo quản lạnh phôi cùng trứng cho phép bảo tồn sinh sản ở những trƣờng hợp điều trị ung thƣ hay suy giảm chức năng sinh sản [99].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ đông cho bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2012 2014 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)