Đặc điểm ngày sử dụng và nồng độ E2 trong chuẩn bị NMTC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ đông cho bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2012 2014 (Trang 114 - 117)

x 100% * Đa thai là hiện tƣợng có sự phát triể n nhi ề u thai trong bu ồ ng t ử cung

4.3.5.Đặc điểm ngày sử dụng và nồng độ E2 trong chuẩn bị NMTC

Chuẩn bị NMTC luôn đƣợc xem là khâu quan trọng trong quy trình chuyển phơi. Có ba phƣơng pháp chuẩn bị NMTC khác nhau. Nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của các chu kỳ chuẩn bị niêm mạc lên kết quả có thai. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho kết quả rất khác nhau. Morozov và cs đánh giá trên 164 bệnh nhân với 242 chu kỳ chuyển phôi thấy rằng việc sử dụng hormone thay thế trong chuẩn bị NMTC làm giảm độ dày NMTC (9,95 và 8,89 mm, p<0,001), nồng độ E2 (526,1 và 103,8 pg/ml, p <0,001), và đặc biệt làm

giảm tỷ lệ có thai (36,76 và 22,99 %, p=0,0298) [143]. Hay Levron và cs (2014) đánh giá 1235 chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh trong giai đoạn 12 năm với 798 chu kỳ tự nhiên và 437 chu kỳ nhân tạo (sử dụng E2&P4) cho kết quả tƣơng tự [144]. Trong khi đó. Yu Zheng và cộng sự năm 2015 nghiên cứu trên 3160 chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh gồm 654 chu kỳ tự nhiên và 2506 chu kỳ nhân tạo. Kết quả lại cho thấy tỷ lệ có thai lâm sàng trong chu kỳ tự nhiên thấp hơn so với chu kỳ nhân tạo (49,4% và 58,6%; OR=1,270, 95%CI= [1,037- 1,554]) [145]. Xiao Z và cs thấy rằng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai sinh hóa, tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm chuẩn bị bằng chu kỳ tự nhiên thấp hơn nhóm chu kỳ nhân tạo khi chuyển 3 phôi 8 tế bào sau rã. Song trong nhóm có 3 phơi tốt khi chuyển tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai sinh hóa và thai tiến triển của nhóm chu kỳ tự nhiên lại tốt hơn [146]. Các ý kiến hiện nay vẫn còn tranh cãi trong các nghiên cứu đơn độc. Nhƣng trong nghiên cứu của Groenewoud và cs (2017) tổng hợp từ 5 báo cáo so sánh hiệu quảhai phƣơng pháp chuẩn bị niêm mạc bằng chu kỳ tự nhiên và hormone thay thế kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt về tỷ lệ có thai lâm sàng, tỷ lệ thai tiến triển và tỷ lệ sinh sống giữa hai nhóm [147]. Tuy nhiên không thể phủ nhận ƣu điểm phƣơng pháp sử dụng nội tiết ngoại sinh thuận tiện cho bệnh nhân và bác sỹ do không phải theo dõi thƣờng xuyên và chi phí chấp nhận đƣợc. Cũng có thể thấy trong cả những nghiên cứu khuyên dùng chu kỳ tự nhiên thì việc chuẩn bị NMTC bằng hormone thay thế cũng cho niêm mạc tử cung có độ dày phù hợp cho việc làm tổ của phôi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân đƣợc chuẩn bị niêm mạc bằng chu kỳ nhân tạo do tính tiện lợi của phƣơng pháp.

Thơng thƣờng, nồng độ estradiol huyết thanh phản ánh sự đáp ứng của bệnh nhân với kích thích buồng trứng. Có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau với những cách phân chia khác nhau nhằm đánh giá tác động của nồng độ estradiol huyết thanh ngày kích hoạt rụng trứng với khả năng có thai. Foroozanfard và cs (2016) nghiên cứu trên 128 chu kỳ khơng có sự khác biệt về tuổi trung bình, BMI, FSH cơ bản thấy rằng nồng độ E2 ảnh hƣởng đến thành công của IVF. Dựa vào nồng độ E2 tại ngày tiêm mũi hCG tác giả chia làm 3 nhóm: nhóm 1: <1500pg/ml; nhóm 2: 1500-3500pg/ml; nhóm 3: >3500pg/ml. Kết quả cho thấy số trứng chọc hút đƣợc, số lƣợng phôi, số lƣợng phôi chuyển đƣợc và tỷ lệ có thai tăng lên từ nhóm 1 đến nhóm 3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [134]. Trong nghiên cứu của Võ Thanh Liên An tại bệnh viện Hùng Vƣơng thấy rằng những bệnh nhân có nồng độ estradiol ≥4300 pg/ml có tỷ lệ có thai là 44,6% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có nồng độ estradiol <4300 pg/ml là 21,2%. Những bệnh nhân có nồng độ estradiol cao thƣờng trẻ tuổi, chất lƣợng trứng tốt, khả năng thụ tinh cũng nhƣ phát triển tiếp của phôi cũng thuận lợi [148]. Siddhartha lại chia thành 5 nhóm: nhóm I-<1000pg/ml, nhóm II-1000-2000 pg/ml, nhóm III- 2000.1- 3000 pg/ml, nhóm IV 3000.1-4000 pg/ml và nhóm V > 4000 pg/ml. Kết quả cho thấy nồng độ E2 cao ở mức độ 3000.1-4000 pg/ml có thể tăng khả năng thụ tinh cũng nhƣ tăng tỷ lệ có thai trong chu kỳ ICSI [149]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng chia bệnh nhân làm 3 nhóm có nồng độ E2 khác nhau giống tác giả Foroozanfard. Kết quả cho thấy: tỷ lệ có thai lâm sàng cũng có xu hƣớng tăng theo nồng độ E2, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.21). Đồng thời, trong nghiên cứu này số ngày sử dụng E2

cũng khơng ảnh hƣởng đến tỷ lệ có thai (Bảng 3.22). Thực tế, các bệnh nhân trong chu kỳ chuyển phôi trữ đơng có sử dụng hormone chuẩn bị niêm mạc thì số ngày E2 cũng nhƣ nồng độ E2 cũng đã đƣợc đánh giá là không ảnh hƣởng đến tỷ lệ có thai lâm sàng [144].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ đông cho bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2012 2014 (Trang 114 - 117)