x 100% * Đa thai là hiện tƣợng có sự phát triể n nhi ề u thai trong bu ồ ng t ử cung
4.3.1. Tuổi của ngƣời vợ
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố nên sự thành công của thụ tinh ống nghiệm, trong rất nhiều các yếu tố vẫn còn đang gây tranh cãi, có sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Riêng yếu tố tuổi ngƣời phụ nữ lại cho kết quả tƣơng đối đồng nhất: phụ nữ càng lớn tuổi thì cho tỷ lệ thành cơng trong IVF càng giảm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng tỷ lệ có thai lâm sàng ở nhóm từ 35 tuổi trở xuống cao hơn so với những bệnh nhân có tuổi trên 35 tuổi (42,6% ở nhóm bệnh nhân từ 35 tuổi trở xuống và 25,0% ở nhóm trên 35 tuổi), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001 (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của tuổi tới tỷ lệ thai lâm sàng
Tuổi ≤ 35 tuổi >35 tuổi p
Trung bình (năm) 29,94 ± 3,32 38,89 ±2,64 <0,0001 Số bệnh nhân 940 268 Số chu kỳ 973 278 Tỷ lệ thai LS theo chu kỳ (%) 42,9 25,5 <0,0001 Tỷ lệ thai LS tích lũy (%) 44,4 26,5 <0,0001
Samer và cs khi nghiên cứu yếu tố tuổi ảnh hƣởng đến khả năng có thai trong IVF thấy rằng tỷ lệ có thai ở phụ nữ từ 37 tuổi trở lên giảm có ý nghĩa với nhóm dƣới 37 với tỷ lệ 47% và 26% [129]. Robert và cs (2016) đã tiến hành đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ lạnh cho 307 trƣờng hợp cho tỷ lệ có thai tích lũy là 31,1% (95% CI, 27,7%;34,7%). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự suy giảm khả năng sinh sản có liên quan đến tuổi của ngƣời phụ nữ. Khoảng một phần ba số phụ nữ trì hỗn việc mang thai đến cuối tuổi ba mƣơi và khoảng 50% số phụ nữ trên 40 tuổi có vấn đề về vơ sinh. Trong các nghiên cứu từ rất sớm của Tucker và cs, Oehninger và cs đã cho thấy các yếu tố liên quan đến ngƣời phụ nữ có tác động chủ yếu đến kết quả nuôi cấy phôi và các kỹ thuật trong ICSI [130], [131].
Li và cs phân tích lâm sàng 5659 chu kỳ chuyển phôi trữ đông thấy rằng tuổi bệnh nhân, nguyên nhân vô sinh, số trứng chọc hút, số lần làm IVF có ảnh hƣởng đến tỷ lệ có thai. Đặc biệt sử dụng phƣơng pháp phân tích đa biến logistic các tác giả thấy rằng tuổi là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tỷ lệ thai lâm sàng [132]. Trong nghiên cứu của William SB Yeung năm 2009
trên 983 chu kỳ chuyển phôi rã đông cũng chỉ ra rằng với những phụ nữ tuổi ≤ 35 tuổi cho tỷ lệ có thai lâm sàng cao nhất. Trong đó, nhóm dƣới 31 tuổi tỷ lệ này là 46%, nhóm 31-35 tuổi tỷ lệ có thai là 38%. Tỷ lệ có thai giảm xuống 33% ở nhóm 36-40 tuổi và 21% ở nhóm trên 40 tuổi. Sự suy giảm tỷ lệ có thai lâm sàng theo tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [62]. Hay nhƣ Alasmari đánh giá khả năng có thai của phụ nữ từ 40 tuổi trở lên kết quả nhƣ sau: Tỷ lệ thai trung bình khi chuyển 3 phơi cho ngƣời 40 tuổi là 25%, 41 tuổi là 20%, 42 tuổi là 16%, 43 tuổi là 17%, 44 tuổi là 8%, 45 tuổi là 6% và 46 tuổi là 0%. Khơng có ca sinh sống nào ở phụ nữ điều trị sau tuổi 44 và chỉ có một phụ nữ 42 tuổi sinh đôi [133].
Theo thống kê của hiệp hội sản phụ khoa Hàn Quốc cũng có thể thấy tỷ lệ có thai trong chuyển phơi trữ lạnh bắt đầu giảm ở những bệnh nhân có tuổi trên 35 tuổi: 35,8% ở nhóm từ 35 tuổi trở xuống với 31% ở nhóm trên 35 tuổi (p<0,05) [104]. Foroozanfard và cs cũng thấy rằng có mối liên hệ giữa tuổi và kết quả IVF: tuổi trung bình bệnh nhân có thai lâm sàng thấp hơn so với bệnh nhân khơng có thai, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [134].
Về mặt sinh học, tuổi thích hợp để một ngƣời phụ nữ có thai là trong khoảng từ 20 đến 30 tuổi, trên 30 tuổi khả năng có thai bắt đầu suy giảm và sau tuổi 35 khả năng có thai giảm đi nhanh chóng, chƣa kể đến tỷ lệ có thai bất thƣờng cũng tăng lên [135]. Tỷ lệ có thai sau chuyển phơi ở phụ nữ trên 35 tuổi giảm do buồng trứng của họ đáp ứng kém với thuốc kích trứng dẫn đến việc số lƣợng trứng thu đƣợc ít, chất lƣợng trứng thu đƣợc kém, chất lƣợng phôi không tốt. Đồng thời ở những phụ nữ lớn tuổi, đáp ứng của buồng trứng với thuốc chuẩn bị niêm mạc tử cung cũng giảm làm chất lƣợng niêm mạc tử cung đón phơi khơng thực sự tốt.