Phương thức, phương tiện giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 25 - 27)

chức, viên chức

Hình thức có vai trị rất quan trọng trong một quy trình của cơng tác giáo dục: như một mơ hình kiến trúc; như một bộ khung có kết cấu thống nhất với các bộ phận; như một hệ thống liên kết từ cái chung nhất đến từng cái riêng nhằm đảm bảo tính thống nhất và lơgic trong hoạt động giáo dục.

Theo từ điển tiếng Việt “hình thức là cái bên ngồi, chứa đựng nội dung, là hình thức tiến hành” [42, tr.469]. Theo định nghĩa trên có thể hiểu việc biểu hiện ra bên ngồi của hình thức như: hình thức giáo dục thơng qua các hoạt động gì? Mở lớp học hay thơng qua hoạt động mít tinh, tổ chức trị chơi có nội dung giáo dục hay thi tìm hiểu….; quy mơ có lớn khơng? Tổ chức giáo dục cho một bộ phận hay tồn thể cán bộ cơng chức, viên chức, phạm vi cấp xã hay cấp huyện…; trình tự diễn biến của một hoạt động giáo dục gồm những nội dung nào? Nghe báo cáo thực tế trước hay nghe lý thuyết trước, nghe nội dung giáo dục trước hay xem hoạt động văn hố nghệ thuật trước…... Nếu xét tồn diện hơn thì Triết học Mác - Lênin khi nghiên cứu hình thức trong mối quan hệ biện chứng với nội dung đã định nghĩa: “Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, cịn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật ấy, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó”. [44, tr.19], bao gồm các hình thức giáo dục trực tiếp như: nghe thời sự, học nghị quyết,…; các hình thức gián tiếp như: thông qua sinh hoạt công đồn, các hoạt động văn hố văn nghệ…. Tuy nhiên khi nói đến hình thức thì cần phải được xem xét với nhiều cách tiếp cận khác nhau: căn cứ vào hình thái; căn cứ vào quy mô và đối tượng; căn cứ sự kết hợp giữa quy mô và đối tượng...

Trong công tác giáo dục, phương pháp giữ một vai trò rất quan trọng. Nếu phương pháp tốt nội dung giáo dục sẽ được chuyển tải đến đối tượng một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất và hiệu quả đạt được sẽ cao nhất và ngược lại nếu phương pháp không phù hợp đối tượng tiếp nhận nội dung sẽ khơng được đầy đủ, gây ra khó hiểu và hiệu quả giáo dục thấp.

Theo từ điển tiếng Việt: Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động có mục đích. Ví dụ: như phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu, phương pháp làm việc; trong hoạt động giáo dục phương pháp thường dùng là thuyết trình, đặt vấn đề, đối thoại, phương pháp nhóm ... “Thực chất, phương pháp là kết quả nhận thức của con người về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó rút ra những nguyên tắc, yêu cầu để định hướng nhận thức và hành động của con người sau đó hiệu quả hơn” [44, tr.01]. Trong hoạt động thực tiễn, phương pháp có vai trị rất quan trọng, Ph.Bêcơn nhà triết học người Anh cho rằng: nếu có phương pháp đúng thì “người thọt chân có thể đi nhanh hơn người bình thường”, trong thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc cũng đã chứng minh rằng với phương pháp đúng chúng ta vẫn có thể chiến thắng được kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần.

Trong hoạt động giáo dục phương tiện tuy đóng vai trị trung gian nhưng ln có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho hoạt động giáo dục được phong phú hơn, chuyển tải nội dung đầy đủ hơn, dễ hiểu hơn, hấp dẫn hơn và hiệu quả hơn.

Để giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, cần tiến hành giáo dục đạo đức qua phương thức trực tiếp và gián tiếp. Trong thực tế, hai phương thức giáo dục này luôn kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau và đan xen lẫn nhau.

+ Phương thức giáo dục trực tiếp là sự truyền đạt tri thức đạo đức, Luật, quy tắc trực tiếp cho công chức, viên chức. Phương thức giáo dục trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng hoặc làm biến đổi ý thức đạo đức

cơng vụ trong cơng chức, viên chức. Đây cịn là phương thức giáo dục ngắn nhất nên kết quả của nó khơng vững chắc vì nó chủ yếu giải quyết vấn đề nhận thức, mà từ nhận thức đến hành động còn một khoảng cách, cần rèn luyện rất nhiều mới trở thành khả năng, thành kinh nghiệm đạo đức của cá nhân.

+ Còn phương thức giáo dục gián tiếp: là phương thức cơ bản để gắn học với hành để hình thành kỹ năng và kinh nghiệm đạo đức cho con người thông qua chính hoạt động của họ. Vì vậy, kết quả của phương thức giáo dục này là bền vững nhưng nó phải diễn ra một q trình lâu dài hơn và khó khăn hơn phương thức giáo dục trực tiếp.

Phương tiện chính là những cơng cụ mà nhờ nó con người có thể thực hiện được mục đích đặt ra trong thực tiễn. Phương tiện đóng vai trị trung gian, vai trị hỗ trợ tích cực cho các hoạt động đạt được hiệu quả tốt hơn. Trong hoạt động giáo dục, phương tiện cũng rất đa dạng từ đơn sơ đến phức tạp, từ truyền thống đến hiện đại. Hiện nay thông qua các phương tiện giáo dục như: truyền thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử… đã góp phần cho cơng tác tuyên truyền giáo dục được sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đối với công chức, viên chức.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 25 - 27)

w