Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên làm công tác giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức; xây

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 96 - 99)

làm công tác giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ công chức viên chức theo tinh thần phục vụ nhân dân

- Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên

Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục, bồi dưỡng công chức, viên chức. Một nguyên tắc là muốn giáo dục tốt đạo đức cơng vụ phải có đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có trí tuệ, năng lực, biết truyền đạt, tìm tịi, nghiên cứu và am hiểu các yếu tố khác của quá trình giáo dục thì mới đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì vậy Đảng bộ, chính quyền huyện Đà Bắc cần chú trọng đến đội ngũ giảng viên, báo cáo viên phải chính quy hóa, chuẩn hóa và vượt chuẩn để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục đạo đức cơng vụ cho cơng chức, viên chức. Huyện phải có chế độ ưu đãi hợp lý, thiết thực, đối với đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, thường xuyên bổ sung kịp thời những cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ, năng lực vào đội ngũ giảng viên, báo cáo viên.

Chủ thể giáo dục đạo đức cơng vụ cịn là chính bản thân mỗi cơng chức, viên chức. Tự giáo dục là con đường hình thành tình cảm, giá trị đạo đức thật sự bền vững; biến quá trình được giáo dục thành quá trình tự giáo dục, làm cho quá trình giáo dục đạo đức cơng vụ mang tính tự giác.

Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức công vụ là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi công chức, viên chức, giúp cho mọi người nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể thiếu được, như sự tự giáo dục, tự rèn luyện, tự trau dồi đạo đức của mỗi cơng chức, viên chức cịn quan trọng hơn nhiều. Trong hoàn cảnh sự tác động của hệ thống thông tin đa dạng, nhiều chiều và tức thời, mỗi công chức, viên chức cần có đủ bản lĩnh chính trị, lương tâm nghề nghiệp và vốn hiểu biết để phân tích, nhận thức, tìm ra chân lý, tự đấu tranh với mình và với những nhận thức sai của người khác. Không

tự rèn luyện, tu dưỡng, khơng nâng cao được bản lĩnh chính trị và phẩm chất của mình thì sẽ rất dễ dao động trước thời cuộc và trước những thơng tin thất thiệt, từ đó sẽ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong giáo dục đạo đức cơng vụ cho cơng chức, viên chức

Trước hết, cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc. Đây là vấn đề lớn, thể hiện rõ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và trong thực tiễn phòng chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cơng chức, viên chức. Mặt trận đại diện cho quần chúng nhân dân giám sát, phản biện xã hội, một hoạt động mang tính chính trị, bởi Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị.

Trong xã hội ta, mỗi người, nhất là mỗi công chức, viên chức đều tham gia một hoặc một số tổ chức chính trị - xã hội. Công chức, viên chức phải chịu sự giáo dục về mặt tư tưởng, đạo đức của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Khi vai trị của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị được phát huy trong giáo dục đạo đức cơng vụ; khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức này thì hiệu quả của giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức sẽ rất cao. Các tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện, từ cơ sở Đảng đến các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các đoàn thể quần chúng cần nhận thức rõ vai trị chủ thể giáo dục của mình để tham gia và chủ động phối hợp với các tổ chức khác trong giáo dục công chức, viên chức về mặt đạo đức công vụ.

- Phát huy vai trò của dư luận xã hội

Dư luận xã hội có vai trị đánh giá, điều chỉnh các quan hệ xã hội, giáo dục, giám sát, tư vấn - phản biện và giải tỏa tâm lý xã hội. Vận dụng dư luận xã hội là để phát huy các chức năng này trong việc giáo dục đạo đức công vụ

cho cơng chức, viên chức, nhằm đấu tranh, phịng chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức cơng vụ của công chức, viên chức.

Dư luận xã hội thể thể hiện thái độ phán xét, đánh giá của công chúng đối với sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống. Dư luận xã hội có vai trị quyết định trong việc hình thành thang bậc giá trị xã hội. Trong điều kiện hiện nay, cần định hướng cho dư luận xã hội về sự đúng đắn của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đó là những chuẩn mực, thang bậc giá trị cần giữ gìn và phát huy.

Dư luận xã hội là “luật bất thành văn”, góp phần điều chính các quan hệ xã hội thơng qua việc tác động đến hành vi và các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, cá nhân với nhóm xã hội, trong tập thể hay giữa các nhóm, các tập thể với nhau. Trước các hiện tượng tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật và sai lệch chuẩn mực đang phổ biến và lây lan nhanh hiện nay, thái độ phản ứng gay gắt của dư luận xã hội có sức ép lớn đến suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân và có tác động nhất định trong việc thay đổi nhận thức, hành vi của họ, góp phần phịng chống, suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức cơng vụ trong cơng chức, viên chức.

Đặc biệt, với chức năng giáo dục, dư luận xã hội góp phần chuyển giao các giá trị tinh thần, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phát huy vai trò của dư luận xã hội để giáo dục về “phải - trái”, “đúng - sai”, “thiện - ác”… góp phần vào việc giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với nhiệm vụ chung, luân thường đạo lý của xã hội…, thơng qua việc đồng tình hay lên án. Trong lĩnh vực này cần chú ý đấu tranh, loại bỏ những dư luận có tác động tiêu cực, bảo thủ, kìm hãm hành vi tích cực và sáng tạo, nhất là dư luận tiêu cực xuất phát từ mục tiêu tự bào chữa của những phần tử cơ hội, tham nhũng, tiêu cực tạo nên. Phát huy vai trò của dư luận xã hội gây sức ép đối với tệ quan liêu, tham nhũng, suy thối tư tưởng chính trị,

đạo đức cơng vụ trong cơng chức, viên chức. Vì trong xã hội hiện nay, cơng luận (kể cả báo chí) có vai trị rất lớn. Các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức tham nhũng, quan liêu, suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức cơng vụ thì báo chí, dư luận xã hội ln sẵn sàng tố cáo, lên án họ.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 96 - 99)

w