Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của Nhà nước đối với việc giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 93 - 95)

nước đối với việc giáo dục đạo đức công vụ cho cơng chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình hiện nay

Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, điều hành quản lý của Nhà nước. Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức, viên chức là nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức Đảng, đoàn thể và bản thân của mỗi công chức, viên chức. Giáo dục là con đường, là biện pháp cơ bản hình thành các phẩm chất, nhân cách của cơng chức, viên chức. Trong đó, giáo dục đạo đức là mặt quan trọng, có đặc trưng cơ bản là sử dụng tổng hợp các nội dung, hình thức, biện pháp và kết quả của hoạt động giáo dục nhận thức, tư tưởng, lý luận chính trị, giáo dục pháp luật và kỷ luật… Mục tiêu, nội dung giáo dục của đạo đức nằm trong nội dung của các loại hình giáo dục khác, qua đó xây dựng, hình thành các phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân và cộng đồng người.

Để xây dựng đạo đức mới cho công chức, viên chức phải giáo dục nâng cao nhận thức, giáo ngộ về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao hiểu biết về truyền thống dân tộc, về lịch sử và đường lối, quan điểm của Đảng, giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật, kỷ luật, làm cơ sở để xây dựng tình cảm đạo đức cơng vụ, ý thức trách nhiệm, giác ngộ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng cho mỗi công chức, viên chức.

Chủ thể của giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức trước hết là cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội quản lý công chức, viên chức. Phải xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp giữa các tập thể và cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa

công chức, viên chức với nhau và giữa công chức, viên chức với nhân dân. Các mối quan hệ này diễn ra thường xuyên và tạo nên mơi trường trực tiếp, có vai trị định hướng tình cảm, nhận thức và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân. Mọi sự tác động và những biến động của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, cả tích cực và tiêu cực đều tác động vào tình cảm, nhận thức, hành vi đạo đức của mỗi cá nhân thông qua môi trường trực tiếp (môi trường gần). Do đó, xây dựng cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng đạo đức mới cho công chức, viên chức.

Sự phối kết hợp chặt chẽ sự giáo dục của cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể, cơ quan, đơn vị với sự tự giáo dục của bản thân công chức, viên chức. Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa giáo dục và tự giáo dục; lấy tổ chức đảng làm trung tâm, cơ quan và người quản lý công chức, viên chức là tham mưu, cán bộ chủ chốt các tổ chức, các đơn vị, các cấp ủy viên, các đồng chí lão thành cách mạng, những cán bộ, cơng chức, viên chức, đảng viên có uy tín cao trong Đảng, Nhà nước và nhân dân… là lực lượng nòng cốt. Cần tạo nên sức mạnh tổng hợp, tác động vào q trình rèn luyện, tu dưỡng của cơng chức, viên chức theo nhiều chiều, nhiều kênh khác nhau. Làm cho mỗi cơng chức, viên chức ln cảm nhận được tình cảm của lãnh đạo, của quần chúng, của tập thể đối với mình; ln tiếp thu được ý kiến nhận xét, đánh giá, yêu cầu… theo những chuẩn mực và nguyên tắc xác định và nhất quán, hình thành động cơ, nhu cầu phát triển các giá trị đạo đức của mỗi công chức, viên chức.

Trong giáo dục đạo đức công vụ, sự giáo dục của gia đình, bạn bè và các lực lượng khác cũng có vai trị và tác dụng quan trọng, nhất là đối với thế hệ trẻ. Tổ chức đảng, cơ quan, đơn quản lý công chức, viên chức và bản thân mỗi người phải kết hợp và tận dụng lợi thế của các quan hệ này để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, xây dựng đạo đức mới.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 93 - 95)

w