Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức phải gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 89 - 93)

với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức, viên chức là một mặt, một nội dung trọng yếu của công tác xây dựng Đảng, Nhà nước. Đây không phải là giải pháp tình thế, mà là nhiệm vụ thường xuyên xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân và vai trị lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong hoàn cảnh nào Đảng, Nhà nước cũng phải luôn luôn chăm lo giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức, viên chức.

Trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, vấn đề con người (công chức, viên chức) là công việc đầu tiên. Và trong các nội dung về xây dựng, chỉnh đốn con người thì vấn đề phẩm chất cơng chức, viên chức và tư cách đảng viên là

yếu tố quyết định để có một Đảng thực sự chân chính, cách mạng, trong sạch

và vững mạnh. Vì vậy, mỗi cơng chức, viên chức của Đảng phải thường xuyên tự giáo dục và rèn luyện về đạo đức và năng lực công tác.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định: "Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận khơng nhỏ cán bộ,

đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước" [21, tr.173], tiếp tục Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chỉ rõ: Phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Việc tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, lối sống lành mạnh cho công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng nhằm kiện tồn về tổ chức, đoàn kết thống nhất, nâng cao sức chiến đấu của Đảng và củng cố niềm tin của nhân dân. Mọi công chức, viên chức phải không ngừng rèn luyện đạo đức công vụ, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xây dựng lối sống lành mạnh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, trong sạch vững mạnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nền công vụ, Bác đã không ngừng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức công vụ cho cán bộ, cơng chức, viên chức. Ngay từ khi có chính quyền Bác ln coi trọng đến đạo đức công vụ của bộ cán công chức, viên chức. Bác hiểu rất rõ rằng, suy thoái về đạo đức là khởi điểm của sự tha hóa, mà tha hóa về đạo đức sẽ dẫn đến tha hóa về chính trị, nên mong muốn Đảng, Nhà nước phải trong sạch, trong đó đội ngũ cơng chức, viên chức khơng để chức, quyền, danh, lợi làm hoen ố lương tâm, bôi nhọ danh dự, dẫn đến suy thối, biến chất.

Vì sự tồn vong của Đảng cầm quyền và của chế độ, thấm nhuần và thực hiện theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc lịch sử, Đảng ta đã luôn không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Song trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, để xây dựng và chỉnh đốn Đảng đạt được hiệu quả thiết thực, để Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, đạo đức, danh dự của dân tộc và thời đại cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc những nội dung trọng yếu của công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Một là, giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức đồng thời

phải gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi, việc có ý nghĩa sống cịn là phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị; gắn việc thực hiện Chỉ thị 03 với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, việc gắn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 phải là nội dung sinh hoạt định kỳ, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, bình xét thi đua hàng tháng, quý, năm của mỗi công chức, viên chức.

Thứ hai, điểm quan trọng nhất, cốt lõi nhất là làm theo tấm gương đạo

đức mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách thật sự, để việc làm theo trở thành ý thức tự giác, trở thành công việc thường xuyên, thành một nội dung quan trọng trong mọi hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở mọi cấp, mọi ngành đi và vào chiều sâu tư tưởng.

Thứ ba, chú trọng nhiệm vụ xây dựng và cụ thể hóa các chuẩn mực đạo

đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngắn gọn, giản dị, thiết thực và phù hợp với điều kiện của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương để công chức, viên chức, và mỗi người dân tự giác làm theo trên tinh thần vận dụng sáng tạo, tránh giáo

điều, máy móc, khiên cưỡng, để việc làm theo Bác trở thành động lực phấn đấu của mỗi người trong tu dưỡng đạo đức.

Thứ tư, làm theo Bác ở tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc,

cấp trên giúp cấp dưới sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm và ngược lại, để tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong từng cơ quan, đơn vị.

Thứ năm, kịp thời phát hiện, nhân rộng những gương người tốt, việc

tốt, những mơ hình hay, cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, để tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người thấm sâu trong suy nghĩ và trái tim mỗi công chức, viên chức và nhân dân ta.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Về một số vấn đề cấp

bách về xây dựng Đảng hiện nay” (tháng 1-2012) đã thẳng thắn nêu rõ: “Bên

cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn cịn khơng ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI nhấn mạnh 3 vấn đề cấp bách nhằm khắc phục yếu kém, khuyết điểm: Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Thực hiện có hiệu quả những vấn đề cấp bách đó sẽ tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng

Đảng, làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam “thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh”.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w