Những yếu tố khách quan và chủ quan

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 47 - 52)

2.1.5.1. Những yếu tố khách quan

Mục tiêu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp, có sơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ và tính chất của của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần, quốc phòng và an

ninh vừng chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Để dự báo chính xác, khách quan xu hướng biến đổi của đạo đức, lối sống trong công chức, viên chức cần hiểu rõ những nhân tố tác động làm biến đổi đạo đức, lối sống. Trong giai đoạn hiện nay, những nhân tố chủ yếu tác động mạnh đến đạo đức, lối sống của công chức, viên chức bao gồm:

- Sự tác động của q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến đạo đức, lối sống

Nhân tố tác động đến đạo đức, lối sống của con người Việt Nam là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra như vũ bão. Tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Hàm lượng trí tuệ trong hàng hóa tăng lên nhanh chóng. Trí tuệ đã trở thành yếu tố quan trọng của chủ quyền quốc gia và sức mạnh của dân tộc. Những yếu tố đạo đức mới liên quan đến trí tuệ như: sự ham học hỏi, tơn trọng sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường... đang nổi lên trong hệ giá trị đạo đức của xã hội.

Tồn cầu hóa tác động mạnh mẽ vào đạo đức, lối sống thông qua sự giao lưu văn hóa và các nền văn minh trên thế giới. Tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Trong điều kiện đó, các giá trị đạo đức liên quan đến ý thức trách nhiệm đối với xã hội, với dân tộc trong mỗi con người, bên cạnh ý thức trách nhiệm với nhân loại, có xu hướng nổi trội lên.

Trước xu thế tồn cầu hóa, Đảng và Nhà nước ta thực hiện hội nhập quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, một mặt tạo ra cho con người Việt Nam có thời cơ tiếp cận nhiều hơn với thế giới, qua đó học tập được nhiều tinh hoa văn hóa nhân loại; mặt khác chúng ta cũng chịu tác động của các giá trị, quan niệm đạo đức của các giai cấp, các dân tộc khác nhau, của âm mưu

và thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, trong đó có việc khuyến khích lối sống thực dụng, những quan niệm đạo đức xa lạ, trái với bản sắc văn hóa dân tộc.

- Sự tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và q trình dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội đến đạo đức, lối sống công chức, viên chức

Sự tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, những giá trị đạo đức, lối sống của công chức, viên chức nước ta sẽ tiếp tục biến động. Trên lĩnh vực đạo đức, những đạo lý truyền thống sẽ tiếp tục được duy trì và kế thừa như lịng yêu nước, tinh thần cộng đồng, khoan dung… , ở vùng nông thôn và miền núi, tình nghĩa cộng đồng tiếp tục là giá trị cơ bản. Chủ nghĩa thực dụng, tuy có thể tác động tiêu cực hơn so với những năm qua, nhưng không thể làm mất đi đạo lý nhân nghĩa Việt Nam. Các giá trị đạo đức xã hội nghủ nghĩa sẽ tiếp tục được trân trọng và phát triển thành những giá trị tiên tiến. Xét trên phương diện cơ sở kinh tế - xã hội và các thiết chế văn hóa, tinh thần, có thể nhận định rằng xã hội Việt Nam vẫn có hệ thống tự bảo vệ khá hiệu quả trước sự tác động tiêu cực của các giá trị phương Tây.

Về lối sống, hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục chủ yếu hướng vào giá trị có thu nhập và làm giàu. Bởi vậy, vấn đề việc làm, thu nhập của cá nhân và gia đình vẫn là mối quan tâm của đa số nhân dân và công chức, viên chức. Lối sống công nghiệp, văn minh, hiện đại từng bước trở thành phổ biến trong công chức, viên chức. Ý thức pháp luật, ý thức công dân sẽ được đánh giá cao bên cạnh ý thức chính trị, ý thức giai cấp, tác phong lao động có tổ chức, có kỷ luật sẽ được tăng cường đồng thời với nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là mơi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển. Trong khi đó, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động "diễn biến hịa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự

chuyển hóa", tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước”.

2.1.5.2. Những yếu tố chủ quan

- Sự tác động các chủ trương, đường lối của Đảng đến quá trình rèn luyện phẩm chất đạo đức và tình hình đạo đức của công chức, viên chức

Đảng ta là đảng cầm quyền, chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề diễn ra trong xã hội. Công tác xây dựng Đảng không chỉ có tính chất quyết định đối với vai trị lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước, đồng thời có quan hệ trực tiếp tới tình trạng suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cơng chức, viên chức. Sự yếu kém trong cơng tác xây dựng Đảng là ngun nhân chính sản sinh ra sự suy thối đó. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt hiện nay, không chỉ liên quan đến vấn đề xây dựng, phát triển và hoàn thiện đường lối đổi mới, giữ vững vai trị lãnh đạo của Đảng, mà cịn u cầu có tính cấp bách để ngăn chặn sự suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cơng chức, viên chức; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực để hồn thành vai trị lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới.

Đảng, Nhà nước luôn chú trọng, chăm lo đến công tác giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức, viên chức. Đảng ta đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, góp phần tạo mơi trường và điều kiện cần thiết cho quá trình rèn luyện phẩm chất đạo đức công vụ trong công chức, viên chức. Đặc biệt, là trong quá trình đổi mới đất nước, trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp và làm ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất, đạo đức của công chức, viên chức như nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã nêu. Trước thực trạng đó Đảng ta đã tăng cường công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức cơng vụ và đề ra các biện pháp chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức cơng vụ trong đội ngũ công chức, viên chức bằng

nhiều biện pháp. Tiêu biểu là Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Qua đó, đã góp phần tích cực vào việc rèn luyện đạo đức công vụ nâng cao đạo đức công vụ cho công chức, viên chức.

Dưới tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật... trong nước và quốc tế, lĩnh vực đạo đức cơng vụ cũng có những biến đổi theo hướng tích cực:

+ Tính hiện đại ngày càng tăng lên. Đó là tác phong cơng nghiệp; lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ngày càng được khẳng định và trở nên phổ biến.

+ Tính văn minh trong đời sống xã hội có điều kiện chuyển biến tốt hơn. Đó là đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ như mục tiêu đề ra trong Cương lĩnh của Đảng.

+ Hội nhập với thế giới ngày càng sâu, ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc ngày càng được quan tâm hơn. Đó là kế thừa và phát huy các đặc điểm tích cực của truyền thống dân tộc trên lập trường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, do tác động khách quan của tồn cầu hóa, của các chuẩn mực đạo đức từ bên ngoài và mặt trái của kinh tế thị trường, cộng với những sai lầm chủ quan trong giáo dục, duy trì, thực hành đạo đức, đã tạo nên nhiều biểu hiện mới, thách thức mới trong lĩnh vực đạo đức.

Lối sống độc thân, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng phát triển tác động vào nếp sống tình nghĩa cộng đồng. Trong xã hội có tình trạng pha tạp trong lối sống, đạo đức do khơng định hình rõ và kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản sắc dân tộc, tính hiện đại, tính văn minh.

Dưới tác động của những nhân tố trên, những giá trị đạo đức, lối sống của nhân dân và cơng chức, viên chức cả nước nói chung, huyện Đà Bắc nói riêng sẽ

tiếp tục biến động. Trên lĩnh vực đạo đức, những đạo lý truyền thống sẽ tiếp tục được duy trì và kế thừa như lịng yêu nước, tinh thần cộng đồng, khoan dung... ở tầng lớp nghèo, đặc biệt là ở nơng thơn và miền núi, tình nghĩa cộng đồng tiếp tục là giá trị cơ bản và chủ yếu diễn ra theo hai xu hướng:

Một là, trong Đảng, Nhà nước và xã hội đã và sẽ có những chuyển biến

tích cực, chặn đứng được suy thối, giảm sút về đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực được phát huy, các giá trị về đạo đức, tinh thần quý báu của dân tộc được gìn giữ, bảo tồn và phát triển cùng với sự kế thừa, bổ sung của các giá trị đạo đức, tinh thần tiên tiến của thời đại, tác phong cơng nghiệp được hình thành và phát triển. Nhờ đó, tạo ra sức mạnh để đổi mới tiếp tục thu được nhiều thành tựu lớn hơn nữa, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước vào đội ngũ cơng chức, viên chức cả nước nói chung, huyện Đà Bắc nói riêng tiếp tục được củng cố.

Hai là, vì nhiều lý do, cơng tác giáo dục đạo đức công vụ của công

chức, viên chức tiếp tục không đem lại hiệu quả, sự suy thối về đạo đức cơng vụ diễn ra ngày một trầm trọng hơn, khơng phải chỉ là một bộ phận mà có nguy cơ lan rộng. Năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước có nhiều thiếu sót, nhân dân ngày càng bất bình trước sự thối hóa biến chất của cơng chức, viên chức, niềm tin của nhân dân tiếp tục bị giảm sút, điều đó sẽ dẫn tới nguy cơ bùng phát những phức tạp khó lường.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 47 - 52)

w