Cơ sở vật chất – kỹ thật nghèo nàn, lạc hậu

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 84 - 87)

Huyện Đà Bắc có 16/20 xã chịu ảnh hưởng của vùng lịng hồ sơng Đà, cơ sở hạ tầng của huyện hầu như phải thay đổi hồn tồn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của nhân dân, sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Đối với huyện Đà Bắc trong giai đoạn hiện nay, chưa phát triển được kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đây là điều kiện, là nội dung cơ bản trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn và tạo được cơ sở quan trọng trong đổi mới và phát triển bền vững nền kinh tế của huyện, là động lực để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế và rút ngắn khoảng cách với huyện ngoài, tỉnh ngoài. Với hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ như hiện nay khó có điều kiện để phát triển đồng đều giữa các xã, thị trấn, các vùng trong huyện, để làm giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các vùng dân cư trong huyện.

Hiện nay, huyện Đà Bắc đã được sự đầu tư của Chính phủ, ưu tiên việc phát triển hệ thống cơ sơ hạ tầng điện, đường, trường, trạm… cũng như kết cấu hạ tầng đồng bộ cho địa phương. Trong giai đoạn 1996-2015, Nhà nước đã đầu tư nhiều chương trình, dự án như: Dự án vùng lịng hồ sơng Đà (747,472), dự án giảm nghèo của ngân hàng thế giới (WO), Chương trình 134, 135, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, tổng đầu tư từ các nguồn vốn hàng chục nghìn tỷ đồng, tập trung cho lĩnh vực điện, giao thông, trường lớp học, trạm y tế, trụ sở làm việc, chợ, bưu chính - viễn thơng, nghề. Chính vì vậy, mà cơ sở hạ tầng của huyện cũng đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Mặc dù vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay vẫn trong tình trạng yếu

kém, dưới mức trung bình so với cả nước. Trong hiện tại và thời gian tới nhiệm vụ đầu tư để phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, đòi hỏi phải thu hút nhiều các nguồn vốn.

Tồn huyện có 20/20 xã, thị trấn có đường ơ tơ đến trung tâm xã, đường 433 chạy dọc theo chiều dài huyện được nâng cấp, rải nhựa, 61% đường huyện quản lý đã được cứng hóa, 54% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng, 5% đường nội đồng được cứng hóa.

Hiện nay tồn huyện có 71 đơn vị trường học, cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư xây dựng, đảm bảo cho hoạt động dạy và học, có 643 phịng học do huyện quản lý, trong đó có 482 phịng học kiên cố, 138 phịng học bán kiên cố và 23 phòng học tạm. Trang thiết bị dạy học, thực hành, sách giáo khoa, đồ chơi trẻ em còn thiếu thốn nhiều, tồn huyện hầu như chưa có sân vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi.

Mạng lưới y tế cơ sở đang được củng cố và hồn thiện, có 55% trạm y tế cơ sở được xây dựng kiên cố, hiện nay có 15/20 Trạm y tế xã có bác sỹ, mới có 03/20 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư với phương châm

“nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay tồn huyện có 128 xóm/163 xóm

có nhà văn hóa, nhưng quy mơ nhỏ.

Cơng tác Truyền thanh Truyền hình chưa phản ánh kịp thời các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng trên địa bàn huyện, chưa đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền, giáo dục của cấp ủy, chính quyền và nhu cầu thơng tin giải trí và nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Trang thông tin điện tử của huyện chưa đi vào hoạt động để góp phần làm đa dạng hóa các hình thức thơng tin đến với người dân. Đến nay có trên 81% số hộ gia đình được xem truyền hình và nghe đài, 55% chất lượng tốt. Hiện nay vẫn còn 14/20 xã đường, trường, chạm đang xuống cấp, còn gần 20% hộ dân chưa được tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng. Cơ sở vật chất, trang

thiết bị làm việc cho công chức, viên chức nhất là cấp xã cịn nhiều thiếu thốn như máy vi tính, mạng chưa kết nối, viên chức y tế xã còn thiếu dụng cụ làm việc, còn nhiều bất cập cho việc thực thi cơng việc của mình.

Tồn huyện 19/19 xã chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 luận văn đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ cho cơng chức, viện chức. Luận văn đã nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng đạo đức công vụ, và giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình hiện nay. Qua đó luận văn đã chỉ rõ ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong giáo dục đạo đức công vụ cho cơng chức, viên chức. Từ đó, cho thấy những vấn đề đặt ra về công tác giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, viên chức huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 84 - 87)

w