5. Đóng góp của nghiên cứu
1.2. Khái niệm cơng chức hành chính nhà nước và công chức Hải quan
1.2.2. Công chức Hải quan và đặc điểm công chức Hải quan
1.2.2.1. Quan niệm về công chức Hải quan
Công chức Hải quan là một loại cơng chức hành chính nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước, nhưng khác với các các công chức khác: công chức ngạch hành chính, cơng chức kế tốn, ... bởi ngạch cơng chức, tính chất cơng việc đảm nhiệm.
Cơng chức Hải quan là một bộ phận của cơng chức hành chính nhà nước trong bộ máy của Bộ Tài chính, được phân loại theo vị trí cơng tác bao gồm:
Cơng chức giữ các chức danh lãnh đạo trong ngành Hải quan gồm có: + Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng.
+ Cục trưởng, Vụ trưởng, Viện trưởng và các Phó Cục trưởng, Phó vụ trưởng, Phó viện trưởng và chức vụ tương đương tại cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chức vụ tương đương.
+ Trưởng phịng, Phó trưởng phịng các phịng nghiệp vụ thuộc các vụ, cục đơn vị trực thuộc Tổng cục, hoặc thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Trưởng Hải quan cửa khẩu và chức vụ tương đương; Đội trưởng, Phó đội trưởng đội kiểm sốt thuộc Cục điều tra chống bn lậu.
+ Đội trưởng, Phó đội trưởng đội nghiệp các cửa khẩu.
Công chức không giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo, được phân loại theo ngạch công chức bao gồm:
- Kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049):
Kiểm tra viên cao cấp hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành Hải quan, giúp lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo, tổ chức triển khai và
trực tiếp thực thi pháp luật về hải quan theo quy định của Luật Hải quan với quy mô lớn, độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi nhiều tỉnh hoặc tồn quốc.
- Kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050):
Kiểm tra viên chính hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức và thực thi pháp luật về hải quan theo quy định của Luật Hải quan tại các đơn vị trong ngành Hải quan.
- Kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051):
Kiểm tra viên hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo.
- Kiểm tra viên cao đẳng hải quan (mã số 08a.051):
Kiểm tra viên cao đẳng hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, trực tiếp thực hiện các công việc được quy định trong quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo.
- Kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052):
Kiểm tra viên trung cấp hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, được lãnh đạo giao trực tiếp thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ công tác hải quan.
- Nhân viên hải quan (mã số 08.053):
Nhân viên hải quan là công chức thừa hành ở các đơn vị hải quan cơ sở và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc chuyên môn nghiệp vụ hải quan do lãnh đạo phân công.
Theo các qui định của pháp luật Việt Nam, công chức Hải quan nằm trong nhóm cơng chức hành chính nhà nước. Cơng chức Hải quan ngồi việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung của cơng chức cịn phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành hải quan.
Trên cơ sở quan niệm chung về công chức, phân loại cơng chức ngành Hải quan, có thể định nghĩa: Cơng chức Hải quan là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh ngành Hải quan, được giao giữ một công vụ thường xuyên, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.2.2.2. Đặc điểm của công chức Hải quan
Để xác định được những đặc điểm, đặc thù của công chức Hải quan, cần xuất phát từ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan. Về cơ cấu tổ chức, ngành Hải quan được tổ chức theo chế độ tản quyền, được tổ chức theo hệ thống dọc, khơng trực thuộc chính quyền địa phương. Các cơ quan Hải quan được tổ chức thành một hệ thống thống nhất gồm: Tổng cục Hải quan; Hải quan tỉnh hoặc liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan. Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Bộ Tài chính tổ chức thực hiện chế độ quản lý nhà nước về hải quan trên phạm vi cả nước.
Hải quan là cơ quan nhà nước đặc thù là cơng cụ hành chính nhà nước, mà bất cứ một nhà nước có chủ quyền nào cũng đều phải tổ chức ra để bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia trong hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Hải quan là “Binh chủng đặc biệt gác cửa đất nước về kinh tế, gắn liền với hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại và an ninh quốc gia”(Tổng bí thư Lê Khả Phiêu 7/1998).
Ở Việt Nam chỉ tám ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam, Bộ trưởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp ngày 10/9/1945, ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế Gián thu “Để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam bộ”; thiết lập chủ quyền quan thuế trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của ngành Hải quan Việt Nam ngày nay. Sự kiện này khẳng định Hải quan là một công cụ không thể thiếu của một quốc gia độc lập có chủ quyền.
Ngày 20/10/1984, theo Nghị định 139/HĐBT, Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được thành lập. Theo nghị định đó và sau này là Pháp lệnh Hải quan công bố 24/02/1990, Pháp lệnh Hải quan được Hội đồng Nhà nước thơng qua ngày 20/02/1990 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/1990 thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và sự kế thừa kinh nghiệm hoạt động, xây dựng Hải quan Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố tổ chức và hoạt động của Hải quan theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, hoạt động có thực quyền, phù hợp với tính chất và đặc điểm hoạt động của Hải quan.
Ngày 29/6/2001, Luật Hải quan được Quốc hội Khóa X - Kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/6/2001 có hiệu lực ngày 01/01/2002 nhằm cơng khai hóa, minh bạch hóa các văn bản trong hệ thống pháp luật hải quan, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng, chuyên sâu trong lĩnh vực Hải quan. Ngày 14/6/2005, Quốc hội khóa XI đã thơng qua Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với các Điều ước, Công ước, Hiệp định mà Việt Nam tham gia ký kết và phù hợp với các quy định của WTO, cũng như thực hiện cải cách thủ tục hải quan bằng thực hiện Hải quan điện tử và chuyển đổi phương pháp quản lý hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm, bằng phương pháp quản lý rủi ro.
Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam được qui định tại điều 11 Luật Hải quan hiện hành:
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, q cảnh và chính sách thuế đối với hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong khu vực và thế giới,
Quốc hội đã thông qua Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Hải quan có chức năng “Đấu tranh chống bn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới” là việc cơ quan Hải quan sử dụng quyền lực nhà nước, được xác định tại các Bộ luật hình sự (Điều 153, Điều 154), Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 111), Luật Hải quan (Điều 63 đến Điều 66), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (Điều 20), … về khởi tố, điều tra ban đầu đối với hai tội xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Việt Nam là tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.
Do đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan so với các cơ quan khác trong bộ máy của Bộ Tài chính, theo quan điểm của chúng tơi, cơng chức ngành Hải quan những đặc điểm sau đây:
- Công chức ngành Hải quan, trừ cơng chức văn phịng, cịn lại các cơng chức ngạch Hải quan có mơi trường làm việc khác với công chức khác, thường làm việc ở những nơi như nhà ga, bến cảng, sân bay, vùng biên giới, Hải đảo, ... trực tiếp tiếp xúc với cá nhân, tổ chức có hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam xuất, nhập cảnh;
- Công chức Hải quan trực tiếp, hay phục vụ cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam;
- Công chức Hải quan là lực lượng trực tiếp đấu tranh phịng chống bn lậu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới (cảng biển, nhà ga, biên giới, ...).
- Cơng chức Hải quan được ví như lực lượng “bán vũ trang” trong bộ máy hành chính nhà nước, có chế độ hoạt động đặc biệt, trong những trường hợp cần thiết do pháp luật quy định được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính; điều tra đối với các vụ án hình sự trong lĩnh vực Hải quan.
- Cơng chức Hải quan có trình độ, chun mơn nghiệp vụ rất đa dạng, nhưng tất cả mọi cơng chức Hải quan đều phải có tri thức, am hiểu pháp luật quốc gia và
quốc tế nhất định liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, ...
Vì vậy, ngồi những u cầu chung đối với cơng chức, cơng chức Hải quan cịn phải đáp ứng u cầu riêng của ngành có tính đặc thù.