Quy trình đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 46 - 49)

5. Đóng góp của nghiên cứu

1.5. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực

Hình 1. 1. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực 1.5.1. Xác định nhu cầu đào tạo

1.5.1.1. Phân tích nhu cầu đào tạo

Theo Trần Kim Dung (2015), khi xác định nhu cầu đào tạo cần lưu ý đến các nguyên nhân dẫn đến năng suất và hiệu quả làm việc thấp, ví dụ: năng lực nhân viên kém, khơng có hệ thống kích thích nhân viên, cách thức tổ chức kém, nhân viên không nắm bắt các yêu cầu và tiêu chuẩn mẫu công việc… Để xác định nhu cầu đào tạo, cần thực hiện:

- Phân tích doanh nghiệp: bao gồm phân tích các tiêu thức của tổ chức như:

năng suất, chất lượng thực hiện cơng việc, chi phí lao động, kỉ luật lao động, tai nạn… nhằm xác định những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp và xác định sự cần thiết áp dụng hình thức đào tạo.

- Phân tích tác nghiệp: xác định loại kỹ năng và hành vi cần thiết cho nhân viên

để thực hiện tốt cơng việc. Phân tích này thường được sử dụng để xác định nhu cầu đào tạo nhân viên mới hoặc các công việc được thực hiện lần đầu đối với nhân viên.

- Phân tích nhân viên: xác định năng lực và đặc tính cá nhân của nhân viên,

được sử dụng để xác định ai là người cần thiết để đào tạo, những kỹ năng, kiến thức, quan điểm nào cần được chú trọng trong quá trình đào tạo, phát triển.

1.5.1.2. Xác định nhu cầu phát triển năng lực cho cán bộ quản lý

Các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo nói chung đều có thể sử dụng để xác định nhu cầu đào tạo, phát triển cho cán bộ quản lý. Tuy nhiên do tính chất của cơng việc quản trị, vì vậy khi xác định nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, cần lưu ý đến các nội dung như chiến lược, chính sách quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đặc biệt là các chinh sách tuyển dụng, đào tạo, kích thích nhân viên. Đội ngũ cán bộ quản lý đang có tiềm năng phát triển là những người cần được chú trọng đặc biệt trong các kế hoạch đào tạo, phát triển nhân lực của doanh nghiệp.

1.5.1.3. Xác định mục tiêu đào tạo

Sau khi nhu cầu đào tạo đã được xác định, doanh nghiệp cần chuyển các nhu cầu đào tạo sang mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo cần xác định học viên phải tiếp thu, học hỏi được gì về các loại và mức độ của các kiến thức, kỹ thuật, khả năng thực hiện cơng việc sau q trình đào tạo. Những mục tiêu này được sử dụng để xác định các nội dung đào tạo, các hình thức đào tạo, thời gian và đối tượng tham dự các khóa đào tạo.

1.5.2. Thực hiện quá trình đào tạo

a) Xây dựng nội dung chương trình đào tạo

Theo Tạ Hùng Chương (2016), một số lưu ý khi xây dựng chương trình đào tạo:

- Tiền đề thiết kế một chương trình đào tạo cần lưu ý các phương pháp học tập

- Cần lưu ý đến khả năng và động cơ của người được đào tạo, có thể thực hiện

bằng một bài trắc nghiệm kết quả hoặc mô phỏng công việc và xem khả năng nghiên cứu tài liệu cũng như thực hiện kỹ năng như thế nào.

- Sau khi đảm bảo đáp ứng các tiền đề của việc học tập thì nên tạo ra một mơi

trường học tập đảm bảo các vấn đề sau: người học sẽ được đào tạo từ đơn giản đến phức tạp; cắt nội dung đào tạo thành từng phần hợp thành một thể thống nhất; thực hiện từng phần cho đến khi thành thạo.

b) Lựa chọn phương pháp đào tạo

Đào tạo tại nơi làm việc

Phướng pháp 1: Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ Ở Việt Nam, phương pháp này thưởng sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và đối với những nghề thủ công như mộc, cơ khí, dệt may… Theo Trần Kim Dung (2015), quy trình đào tạo như sau:

- Bước 1: Giải thích cho nhân viên mới tồn bộ cơng việc. - Bước 2: Thao tác mẫu các bước

- Bước 3: Để nhân viên làm thử từ chậm đến nhanh dần - Bước 4: Kiểm tra kết quả công việc

- Bước 5: Để nhân viên tự thực hiện

Phương pháp 2: Tổ chức khóa đào tạo chính thức trong tổ chức

Đào tạo ngoài nơi làm việc

Tổ chức gửi cán bộ nhân viên tham gia các chương trình đào tạo bên ngồi tại các trường đại học, các trung tâm tư vấn, đào tạo. Theo Trần Kim Dung (2015), một số các chương trình đào tạo bên ngồi điển hình như:

- Các chương trình đào tạo chung về nghệ thuật lãnh đạo, thủ lĩnh của cấp cán

bộ quản lý.

- Các chương trình đào tạo nhằm cung cấp các kiến thức chuyên môn theo từng

phịng ban như kế tốn, tài chính…

- Các chương trình đào tạo cấp bằng như các lớp cao học Quản trị kinh doanh,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)