Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 105 - 108)

5. Đóng góp của nghiên cứu

3.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh

nghiên cứu được đề cập trong nghiên cứu này.

3.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 CMCN 4.0

3.1.1. Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào quản lý hải quan

Đối với công tác thống kê hải quan, Cục công nghệ thông tin (CNTT) và Thống kê hải quan tiếp tục hiện đại hóa cơng tác thống kê, trong đó đảm bảo cung cấp thơng tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo vĩ mô của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành; chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành trong dự báo, đánh giá số thu 2019 và tình hình hàng hóa XNK; nâng cao chất lượng phân tích thơng tin đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.

- Xây dựng các phần mềm quản lý mới đạt hiệu quả, đảm bảo yêu cầu quản lý nghiệp vụ hải quan, tính an ninh, an tồn của hệ thống...

- Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong tiếp tục thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại...

- Hồn thành việc tích hợp các hệ thống CNTT của tồn Ngành; xây dựng được hệ thống dữ liệu quốc gia trong lĩnh Hải quan; triển khai hiệu quả mơ hình Chính phủ điện tử trong ngành Hải quan...

3.1.2. Cải cách hoạt động quản lý nguồn nhân lực toàn ngành, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực. nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực.

- Chú trọng hồn thiện danh mục vị trí việc làm và các bản mơ tả cơng việc của từng vị trí việc làm trong ngành.

- Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp quản lý nguồn nhân lực trên cơ sở năng lực, ứng dụng kết quả xác định vị trí việc làm:

+ Xây dựng khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo cấp độ, sổ tay công tác nghiệp vụ đối với tất cả các lĩnh vực trong ngành.

+ Tiếp tục hoàn thiện danh mục sản phẩm và bảng định mức sản phẩm của từng vị trí việc làm.

+ Xây dựng hệ thống quản lý kết quả công việc điện tử.

+ Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực và đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ điện tử dựa trên vị trí việc làm.

+ Nghiên cứu thực hiện quy trình bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, quy hoạch, đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo năng lực.

+ Tiếp tục hồn thiện quy trình xác định biên chế theo từng vị trí việc làm. - Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý nhân sự điện tử tập trung.

- Chuẩn hóa các quy trình quản lý nguồn nhân lực theo hướng từng bước điện tử hóa các khâu cơng tác quản lý nguồn nhân lực.

- Xây dựng kế hoạch về tinh giản biên chế của Tổng cục Hải quan trên cơ sở đánh giá, sử dụng biên chế theo vị trí việc làm gắn với cơ cấu ngạch công chức, viên chức.

3.1.3. Cải cách hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, với mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức

- Xây dựng chương trình đào tạo truyền thống, điện tử dựa trên khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhu cầu thực tiễn của hoạt động hải quan trong bối cảnh

tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hiện đại hóa của ngành và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam nói chung, của ngành Hải quan nói riêng.

- Nâng cao trình độ, năng lực của giảng viên.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy Trường Hải quan Việt Nam.

3.1.4. Xây dựng và áp dụng phương pháp quản lý hiện đại

Đầu tiên, đó là việc triển khai một số mơ hình tổ chức bộ máy mới để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ triển khai Luật Hải quan 2014, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), từng bước đổi mới mơ hình tổ chức hướng đến mục tiêu cơ quan hải quan điện tử gọn nhẹ, hiệu quả, phương pháp quản lý hiện đại (ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý). Các nội dung này phải được thực hiện thận trọng, theo đúng quy định của pháp luật, nhu cầu hiện đại hóa và phù hợp với tình hình thực tiễn để đáp ứng yêu cầu thực tế, về khối lượng công việc, về địa bàn quản lý tại đơn vị.

Kế đến, phải từng bước áp dụng phương thức điện tử trong quản lý, điều hành và quản trị nội bộ, đó là:

+ Xây dựng thể chế để tạo cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tự động các giao dịch nội bộ trên cơ sở hồ sơ, văn bản điện tử và thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu, văn bản điện tử (theo chuẩn chuyển đổi dữ liệu điện tử, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế), nhằm tăng tốc độ xử lý công việc của công chức hải quan.

+ Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý văn bản, công việc và điều hành điện tử (tồn bộ tiến trình tiếp nhận, chỉ đạo thực hiện, xử lý, và hồn thành 1 cơng việc (nghiệp vụ, hành chính) của cơ quan hải quan đều được quản lý bởi hệ thống quản lý văn bản, công việc và điều hành điện tử). Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong giao ban, hội thảo, đào tạo, tập huấn nhằm tiết kiệm chi phí đi lại, tổ chức; nâng cao hiệu quả chất lượng đối với những cơng việc cần có nhiều hoạt động theo nhóm làm việc.

+ Xây dựng và triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Hệ thống này sẽ phục vụ cho nhiều yêu cầu khác nhau của lãnh đạo hải quan các cấp trong việc quản lý, đánh giá hiệu quả cơng việc. Song song đó là xây dựng và triển khai Hệ thống hỗ trợ nâng cao năng lực xử lý công việc cho cán bộ, công chức hải quan, giúp công chức quán xuyến được, báo quát được công việc một cách khoa học, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 105 - 108)