Bài học về xây dựng thể chế và khung pháp lý

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 113 - 118)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

3.4.1. Bài học về xây dựng thể chế và khung pháp lý

3.4.1.1. Chính phủ xây dựng chiến lược, tạo dựng thị trường và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh

Chính phủ thực hiện tạo dựng thị trường, để thị trường hoạt động hiệu quả bằng việc tạo ra hành lang pháp lý cơng bằng và có hiệu lực. Cụ thể là, Chính phủ xây dựng và hồn thiện hệ thống luật pháp, tạo khung pháp lý cho các quan hệ kinh tế - xã hội, cho phép các chủ thể thuộc chính quyền, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức đào tạo trong phạm vi quyền hạn của mình sẵn sàng

106

tạo lập một mơi trường khuyến khích hoặc có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi chuyển đổi từ nền kinh tế "nâu" truyền thống sang nền kinh tế "xanh".

Chính phủ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành phần, khu vực kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế, chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh. Pháp luật và cơ chế, chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải được phân bổ tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh.

Để phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam trong thời gian tới, đầu tiên, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần hợp tác với các tổ chức quốc tế cũng như các nước có kinh nghiệm để xây dựng chính sách môi trường chung nhằm giúp các ngân hàng thương mại có cơ sở để dần trở nên thân thiện với môi trường hơn, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của ngân hàng xanh tại Việt Nam. Sau khi có những hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý, bản thân các ngân hàng thương mại có thể thực hiện lộ trình 2 giai đoạn để triển khai ngân hàng xanh: (1) giai đoạn 1 xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng xanh, thành lập bộ phận chuyên trách ngân hàng xanh, chú trọng quả lý rủi ro môi trường xã hội trong các hoạt động, bước đầu triển khai các hoạt động nội bộ xanh; (2) giai đoạn 2 cụ thể hóa chính sách ngân hàng xanh trên từng lĩnh vực, phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh, hướng đến mục tiêu ngân hàng xanh toàn diện và báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Do những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam nên các ngân hàng bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, cần chú trọng hoạt động marketing những sản phẩm mới này. Điều này không những nhằm quảng bá

107

sản phẩm mà cịn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

3.4.1.2. Chính phủ dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong phát triển kinh tế xanh

Chính phủ cần có khả năng dự báo thể hiện trong q trình hoạch định chính sách với tầm nhìn hệ thống để có thể phát hiện các khả năng có thể điều hịa, cân đối những yêu cầu khác nhau về nguồn lực. Chính phủ cần xây dựng những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí, cho vay tài chính phù hợp cho khu vực doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh để tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ nhất, đánh giá, rà soát lại các quy định của pháp luật đảm bảo sự

phù hợp và tác động ngăn ngừa, răn đe. Hiện nay, Việt Nam đã có Thuế bảo vệ môi trường, Thuế tài nguyên, Nghị định thu phí nước thải, Nghị định chi trả dịch vụ môi trường, Nghị định bồi hồn thiệt hại mơi trường, v.v.. Tuy nhiên, những văn bản này cịn có nhiều bất cập và chồng chéo, nhất là Luật Thuế bảo vệ môi trường và Thuế tài nguyên. So với các nước khác, thuế suất tài nguyên của Việt Nam còn thấp, nhất là đối với các kim loại quý hiếm nên cần phải điều chỉnh tăng. Thêm vào đó Việt Nam cần lựa chọn căn cứ tính mức phí bảo vệ mơi trường một cách đầy đủ hơn, đảm bảo mức phí này phải cao hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý ơ nhiễm mơi trường. Có như vậy mới khuyến khích doanh nghiệp triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần xem xét áp dụng những chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định bảo vệ môi trường từ các doanh nghiệp và từ phía người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có xu hướng chạy theo lợi nhuận mà cố tình bỏ qua những tác hại đối với môi trường, trong khi đó hiện nay chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi bất lợi cho môi trường.

Thứ hai, cơng tác hoạch định chính sách tài khóa (thuế và chi ngân sách)

108

sách thuế khuyến khích sử dụng sản phẩm ít ơ nhiễm mơi trường; đồng thời kết hợp với việc hạn chế các biện pháp trợ giá, trợ cấp nhiên liệu hoá thạch (như xăng, dầu hoả, dầu mazut…) khơng cần thiết. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tính khả thi của các nguồn nhiên liệu thay thế, như nhiên liệu sinh học.

Thứ ba, cần xây dựng những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế,

phí, cho vay tài chính phù hợp cho khu vực doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh, tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này là cần thiết vì các chi phí xây dựng, xử lý hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc để sản xuất sạch thường khá lớn, gây khó khăn khơng nhỏ cho các doanh nghiệp muốn triển khai những hệ thống này, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chiếm đa số trong nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác, các ưu đãi về thuế hiện nay chưa đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp giảm thiểu ơ nhiễm môi trường.

Thứ tư, tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển công nghệ sạch và

khuyến khích hỗ trợ các ngành sản xuất kinh doanh sử dụng công nghệ và năng lượng sạch. Dựa vào tiêu chí quốc tế như đã dự tính của UNEP về đầu tư cơng tồn cầu 2% GDP cho phát triển kinh tế xanh, tuy nhiên cần có đánh giá tổng kết mức độ đầu tư cho môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như căn cứ vào chiến lược phát triển quốc gia trong thời gian tới để đưa mức đầu tư phù hợp.

Khoản chi trên được Chính phủ sử dụng để hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, đồng thời đưa ra các chương trình hỗ trợ nhằm thúc đẩy từng khâu trong chu kỳ công nghệ, bao gồm cả khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), thương mại hố và tun truyền. Ngồi ra, cần khuyến khích các cơng ty đầu tư trực tiếp vào phát triển và triển khai những công nghệ mới, giảm cơng nghệ lạc hậu đồng

109

thời khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ sạch thơng qua các kênh như: chính sách thuế, văn bản pháp lý, thủ tục, cơ chế đầu tư thuận lợi.

Tuy nhiên, xuất phát từ việc chia sẻ và hướng dẫn, Chính phủ sẽ nắm rõ những hoạt động của doanh nghiệp và những tác hại mà hoạt động đó có thể ảnh hưởng tới mơi trường. Vì vậy, Chính phủ phải xác định được những chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định bảo vệ môi trường.

Một khía cạnh khác của nhiệm vụ chia sẻ và hướng dẫn của Chính phủ thể hiện trong việc thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng thơng qua việc thay đổi thói quen tiêu dùng.

3.4.1.3. Chính phủ mang tinh thần doanh nghiệp trong khuyến khích phát triển kinh tế xanh

Chính phủ mang tinh thần doanh nghiệp trong hoạt động quản lý của mình nói chung và trong việc khuyến khích phát triển kinh tế xanh nói riêng. Theo đó, Chính phủ sử dụng các cơng cụ, lợi thế để tổ chức thị trường theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân phát triển.

Thực tế cho thấy, việc thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào các dự án xanh gặp nhiều cản trở do mức độ hấp dẫn của những dự án đó đối với các nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế chưa cao. Do vậy, Chính phủ cần giải quyết sự mâu thuẫn trong mục tiêu này thông qua việc triển khai các sáng kiến để gia tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư xanh tại Việt Nam.

Hệ thống tài chính xanh bao hàm những hoạt động liên quan tới huy động nguồn tài chính xanh để sử dụng trong các hoạt động đầu tư xanh thơng qua kênh thị trường tài chính xanh và các trung gian tài chính xanh. Vai trị của Chính phủ trong phát triển hệ thống tài chính xanh chính là vai trị dẫn dắt, tạo điều kiện để các hoạt động của hệ thống diễn ra trôi chảy, thơng suốt và hiệu quả. Có như vậy, hệ thống tài chính xanh mới thể hiện được vai trị nịng cốt, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững ở Việt Nam.

110

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)