CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2. Chính sách phát triển ngân hàng xanh
Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành các chính sách phát triển ngân hàng xanh từ hoàn thiện Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng (Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015), Đề án phát triển ngân hàng xanh (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN) và các chương trình tín dụng góp phần sử dụng tài nguyên hiệu quả, tạo sinh kế và nâng cao mức sống của người dân, giải quyết từng bước các vấn đề môi trường và xã hội; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực theo hướng đầu tư theo chiều sâu, sử dụng công nghệ cao…v.v.
Bao trùm là Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Các định hướng, phương pháp để thực hiện xanh hóa ngành ngân hàng đã được đưa ra khá đầy đủ. Cụ thể, kế hoạch có 4 nội dung thực thi chính là: (i) Rà sốt, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh, (ii)
Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng - tín dụng xanh, (iii) Xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy các sản phẩm ngân hàng - tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, (iv) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ngân hàng - tín dụng xanh.
Đồng thời, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã bổ sung quy định TCTD chỉ được cấp tín dụng khi khách hàng đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Năm 2017, NHNN ban hành Chỉ thị 01/2017/CT-NHNN, trong đó, yêu cầu triển khai mạnh mẽ với Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng đến năm 2020.
60
Tiếp đến, tháng 8/2018, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Đề án đưa ra 03 mục tiêu cụ thể đối với ngành ngân hàng là: (i) Từng bước tăng tỷ trọng tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh; (ii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng; (ii) Phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh...v.v. Đề án cũng đưa ra những giải pháp và lộ trình thực hiện các mục tiêu này trong giai đoạn từ năm 2018-2025.
Cũng trong năm 2018, NHNN đã phối hợp với IFC ban hành hướng dẫn dành cho các TCTD khi cấp tín dụng cho 10 ngành kinh tế có rủi ro mơi trường và xã hội (RRMT&XH) cao nhất (bao gồm: nơng nghiệp; hóa chất; xây dựng cơ sở hạ tầng; năng lượng; thực phẩm và đồ uống; sản xuất may mặc, da và sản phẩm dệt may; dầu khí; xử lý và tái chế chất thải; khai khoáng và ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại).
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng xanh được NHNN quan tâm thực hiện từ khá sớm. Từ trước thời điểm Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 được ban hành vào giữa năm 2015, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT- NHNN ngày 24/03/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, các TCTD tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với mơi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh; cũng như nghiên cứu và triển khai các giải pháp quản lý rủi ro môi trường và xã hội
61
trong hoạt động cấp tín dụng của bản thân TCTD. Đây là văn bản có tính gợi mở, định hướng cho hoạt động cấp tín dụng xanh của các NHTM. Theo đánh giá của WWF (2019), văn bản này cho thấy NHNN mong muốn khuyến khích các NHTM thực hiện quản lý tốt các rủi ro ESG trong mọi hoạt động. Tiếp sau, thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh NHNNg đối với khách hàng được ban hành nhằm bổ sung quy định về nguyên tắc cho vay hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng. Trong đó, các NHTM chỉ được cho vay với các khách hàng đáp ứng được các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Tức là, ngân hàng phải chọn lọc đối tượng khách hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về mơi trường. Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành chính sách trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên là các lĩnh vực thân thiện với môi trường, như nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mức lãi suất được ưu đãi thấp hơn 1%-2%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường.
3.2. Thực trạng nguồn lực tài chính cho tăng trƣởng xanh tại Việt Nam
3.2.1. Nguồn vốn từ NSNN
Bảng 3.1 tổng hợp kế hoạch đầu tư công từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho các mục tiêu tăng trưởng tăng trưởng xanh, với tổng quy mô vốn đầu tư khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 12% tổng NSNN.
62
Bảng 3.1. Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020
Kế hoạch đầu tƣ công giai đoạn 2016-2020 Tổng vốn đầu tƣ (Tỷ đồng) Tổng vốn đầu tƣ cho TTX Tỷ lệ
1. Ngân sách Trung ương 1.120.000 201.265 – 207.991 2% - 4% 1.1. Chương trình mục tiêu 147.306 67.811 0% - 25% - 100% 1.2. ODA 300.000 120.000 40% 1.3. Bố trí cho các chương trình dự án và 2 Chương trình MTQG 672.694 13.454 - 20.180
2. Ngân sách Địa phương 880.000 26.400 -35.200 3% - 4%
Tổng 2.000.000 227.665 –243.191
(10 – 10,7 tỷ USD) 11% - 12,2%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018.
Tuy vậy, cũng theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, so với các mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh này vẫn còn thiếu hụt khá lớn, tương ứng 20 tỷ USD để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược tăng trưởng xanh và khoảng 21,1 tỷ USD để thực hiện các mục tiêu trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
Giai đoạn 2016-2020, việc tiếp tục hồn thiện các cơ chế, chính sách về tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho bảo vệ mơi trường tiếp tục được đẩy mạnh. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường cho cấp trung ương là 15%, cấp địa phương là 85% (theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016). Theo đó, chi sự nghiệp mơi trường của ngân sách địa phương được phân bổ theo tiêu chí để đảm bảo sự cân đối, phù hợp và hiệu quả trong sử dụng. Tổng ngân sách sự nghiệp bảo về môi trường cũng được tăng dần theo từng năm.
63
Hình 3.1. Chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp mơi trường
Nguồn: TCTK
Tổng cho ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường tăng dần qua các năm và cao hơn với giai đoạn trước cả ở cấp Trung ương và địa phương (năm 2016: 12.290 tỷ đồng; năm 2017: 13.880 tỷ đồng; năm 2018: 15.100 tỷ đồng; năm 2019: 16.190 tỷ đồng; năm 2020: 21.424 tỷ đồng). Kinh phí sự nghiệp mơi trường cũng đã phần nào đáp ứng yêu cầu hỗ trợ thực hiện các nghiệm vụ bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường.
Trong năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa phương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho một số địa phương để triển khai 24 dự án để xử lý các điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật với tổng kinh phí là 88,351 tỷ đồng. Rà soát, đề xuất các điểm ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật trên một số tỉnh, thành phố trong Chương trình mục tiêu hỗ trợ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực cơng ích giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí khoảng 548 tỷ đồng. 0 5000 10000 15000 20000 25000 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ đồng
64
Tính đến ngày 31/12/2020, số thu thuế bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu đạt 1.675,95 tỷ đồng, đạt 128,9% dự toán (1.300 tỷ đồng), chiếm 0,53% tổng thu ngân sách nhà nước ngành hải quan. Tổng nguồn thu ngân sách từ thuế, phí liên quan đến nơi trường năm 2020 là 68.256 tỷ đồng (Nguồn: Báo
cáo công tác bảo vệ môi trường 2020, BTC). Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam
những năm vừa qua cho thấy, tăng trưởng kinh tế cao kèm theo đó là mức độ gây ơ nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, do nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên mà chưa dựa vào phát triển ứng dụng cơng nghệ cao. Trong khi đó, thuế Bảo vệ môi trường thu được không đủ bù chi, vì theo thống kê của Bộ Tài chính số chi bình qn hàng năm cho bảo vệ mơi trường luôn vượt quá số thu.
Thời gian qua, các Bộ, ngành đã chủ động, tích cự vận động, huy động ngồn lực, đặc biệt là nguồn lực quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường và cho việc thực hiện các cam kết quốc tế của ta về môi trường thơng qua thúc đẩy các chương trình, dự án hợp tác với các đối tác phát triển trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể, năm 2017 là 16.796 tỷ đồng, cao hơn 4.796 tỷ đồng; năm 2018 là 16.292 tỷ đồng, cao hơn 3.292 tỷ đồng; năm 2019 là 18.152 tỷ đồng, cao hơn 4.252 tỷ đồng (Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn);
Trong năm 2020, Bộ Tài chính đã thực hiện xác nhận viện trợ khơng hồn lại liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường là hơn 4,76 triệu USD, tương đương với 11,5 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ mơi trường
2020, BTC); Trong đó có các chương trình, dự án lớn như: Thỏa thuận hợp
tác với Trung Quốc các dự án sử dụng Quỹ đặc biệt Mê Công – Lan Thương với tổng giá trị viện trợ khơng hồn lại là 1.460.500 USD; Chương trình mơi trường Liên hợp quốc thực hiện dự án xử lý rác thải nhựa tại khu vực Mê Cơng trong đó Nhật Bản cam kết cung cấp 5,7 triệu USD (Công văn số
65
khai Chương trình Hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo trị giá 108 triệu EURO (Công văn số 488/BNG-TCQT ngày 19/02/2021 của Bộ
Ngoại giao). Các địa phương cũng đã chủ động, huy động sự hỗ trợ của
Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế trong triển khai các dự án, chương trình về bảo vệ mơi trường.
Bảng 3.2. Tổng vốn đầu tư cho cung cấp nước, quản lý chất thải
Năm Tổng nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội
Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải Tỷ đồng Tỷ trọng chi / tổng vốn ĐTXH 2005 343.135,0 8.932,0 2,6% 2007 532.093,0 13.845,0 2,6% 2008 616.735,0 16.041,0 2,6% 2009 708.826,0 18.465,0 2,6% 2010 830.278,0 21.504,0 2,6% 2011 924.495,0 23.297,0 2,5% 2012 1.010.114,0 23.940,0 2,4% 2013 1.094.542,0 21.672,0 2,0% 2014 1.220.704,0 23.682,0 1,9% 2015 1.366.478,0 22.137,0 1,6% 2016 1.485.096,0 25.544,0 1,7% 2017 1.670.196,0 26.732,0 1,6% 2018 1.857.061,0 27.392,0 1,5% 2019 2.046.838,0 29.986,0 1.5% Nguồn: TCTK.
Mặc dù nguồn lực đầu tư cho cung cấp nước, quản lý chất thải tăng dần qua các năm, từ 8.932 tỷ đồng (năm 2005) đã tăng lên 29.986 tỷ đồng (năm 2019). Tuy nhiên, tỷ trọng chi cho cung cấp nước, quản lý chất thải so với tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giảm dần từ 2,6% (năm 2005) xuống cịn 1,5% (năm 2019).
66
Hình 3.2. Tổng ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến TTX (2012 - 2015)
Nguồn: Bộ Tài chính
Theo Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn thực hiện chương trình:
- Vốn ngân sách trung ương là 15.866 tỷ đồng, trong đó:
Vốn đầu tư phát triển: 15.470 tỷ đồng, gồm: Vốn nước ngoài (vốn ODA) là 15.000 tỷ đồng; Vốn trong nước Hợp phần Tăng trưởng xanh là 470 tỷ đồng.
Vốn sự nghiệp: 396 tỷ đồng, gồm: Hợp phần Biến đổi khí hậu (Dự án thành phần số 1): 300 tỷ đồng, Hợp phần Tăng trưởng xanh (Dự án thành phần số 3): 96 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác: Các bộ, ngành, địa phương cân đối vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện Chương trình.
67
Hình 3.3. Tài chính cho cơng tác bảo tồn thiên nhiên
Nguồn: Nguyễn Xuân Nguyên (2015)
Hình 3.3 cho thấy nguồn tài chính cho cơng tác bảo tồn thiên nhiên tăng đều trong những năm qua, từ 1.616 tỷ đồng năm 2008 lên 4.902 tỷ đồng năm 2014, với tốc độ tăng trung bình 20%/năm trong giai đoạn 2008-2014. Đáng lưu ý, cơ cấu nguồn lực tài chính theo tỷ trọng được phân bổ như sau:
- Tỷ trọng nguồn ngân sách nhà nước lớn nhất, chiếm trung bình 71%; - Chi trả dịch vụ môi trường rừng, chiếm 18%;
- Nguồn tài chính có tính chất quốc tế chiếm 16%; và - Nguồn huy động khác chiếm 2%
Hình 3.4. Số lượng DN nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ MT
Nguồn: TCTK
Hình 3.5. Vốn của DNNN tham gia dịch vụ MT
68
Số liệu ở hai hình trên cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho các dịch vụ môi trường trong năm 2007 là 1.857,6 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực chất thải rác chiếm 89,1%, lĩnh vực nước thải chiếm 9,5% và khác 1,4%. Con số này của năm 2015 tương ứng là 17.012 tỷ đồng, trong đó cho chất thải rác là 15.017 tỷ đồng, chiếm 88,3%; trong lĩnh vực nước thải đã tăng lên 1.995 tỷ, 11,7%.
Hình 3.6. ODA và vốn đối ứng của Việt Nam cho lĩnh vực môi trường
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ hình 3.6 cho thấy nguồn vốn cho lĩnh vực môi trường từ vốn ODA (vốn vay, vốn tài trợ khơng hồn lại) và nguồn vốn đối ứng. Tuy nhiên, nguồn vốn vay ODA chiếm tỷ lệ cao nhất, xu thế nguồn vốn ODA khơng hồn lại và có lãi suất ưu đãi giảm đi khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, thay vào đó phải sử dụng vốn vay kém ưu đãi. Vì thế, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ tình hình thực hiện dự án, sử dụng tập trung hơn để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế và xã hội quy mơ lớn, có giá trị và tạo ra tác động lan tỏa đối với sự phát triển chung của cả nước.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và địa phương, tổng nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016-2020 lên
69
tới khoảng 39,5 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu vốn cho các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ. Căn cứ vào tiến độ thực hiện các chương trình và dự án đã ký kết, tổng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi dự kiến giải ngân thời kỳ 2016 -2020 đạt khoảng 25-30 tỷ USD, bình quân năm đạt 5 - 6 tỷ USD, tăng 14% so với thời kỳ 2011 - 2015 và chiếm khoảng 55% - 66% vốn đầu tư phát triển huy động từ bên ngồi.
Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa giải ngân của các chương trình, dự án đã ký kết chuyển tiếp từ thời kỳ