Phương pháp tham vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 63 - 65)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Phu o ng pháp chuye n gia thực chất là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chun gia có trình độ cao, hoặc có chun mơn trong lĩnh vực chuyên ngành để xem xét, nhận định một vấn đề, và đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề.

Trong phạm vi luận văn này, phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng để thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo về các vấn đề:

- Đánh giá vai trị của nguồn lực tài chính đối với tăng trưởng xanh; - Chia sẻ kinh nghiệm từ một số các quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

- Phân tích, đánh giá nhận định về khung khổ pháp lý đối với tăng trưởng xanh;

- Đánh giá, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong việc phát triển nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam; và

- Đề xuất những giải pháp đối với thúc đẩy nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh.

Với khuôn khổ luận văn này, chuyên gia của một số cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước; các viện nghiên cứu, trường đại học,… đã được tham vấn.

56

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO TĂNG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT NAM, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI

HỌC CHO VIỆT NAM

3.1. Khung chính sách và bối cảnh phát triển nguồn lực tài chính cho tăng trƣởng xanh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có khung pháp lý định hướng cho phát triển tăng trưởng xanh, trong đó có cả sản phẩm trái phiếu xanh; Quyết định 1393/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định 403/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Đặc biệt, ngày 20/10/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2183/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, trong đó có việc phải hồn thiện khung chính sách về thị trường vốn xanh với việc phát hành trái phiếu cho các dự án, chương trình và lĩnh vực xanh (sản phẩm là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho mục tiêu, chương trình dự án xanh). Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam được coi là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, cơng cụ kinh tế, từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Hệ thống pháp luật về tài chính xanh tại Việt Nam đã được quan tâm và xây dựng từ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 về Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

57

Chiến lược tăng trưởng xanh với các quan điểm: (i) tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; (ii) tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; (iii) tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng mơi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế; tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; và (iv) tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)