Các yếu tố cơ bản của nguồn lực tài chính xanh

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 46 - 55)

1.2. Cơ sở lý luận về nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh

1.2.4. Các yếu tố cơ bản của nguồn lực tài chính xanh

Như đã đề cập ở phần trước, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở các quốc gia nhìn chung đều hướng tới giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính; phát triển cơng nghệ xanh và các ngành cơng nghiệp sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch… thông qua việc yêu cầu các nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm;

39

khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư bảo vệ mơi trường. Như đã phân tích ở trên, tăng trưởng xanh là mơ hình phát triển chú trọng nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đời sống người dân, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (UNEP, 2016).

Tài chính xanh hướng tới tăng trưởng của ngành tài chính là một trong mục tiêu chung của phát triển bền vững. Tài chính xanh liên quan đến việc đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các định chế tài chính hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia (UNEP, 2016). Tài chính xanh là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thơng qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ơ nhiễm mơi trường một cách có ý nghĩa (Chowdhury và ctg, 2013). Tài chính xanh khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng mới, sản xuất các sản phẩm xanh, sản xuất nông nghiệp sinh thái thông qua cho vay ưu đãi lãi suất đối với các doanh nghiệp, đồng thời giới hạn các dự án mới của các doanh nghiệp gây ô nhiễm cùng với việc áp dụng lãi suất cao.

Theo Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), tài chính xanh bao gồm ba trụ cột, tương ứng với từng trụ cột là nhóm cơng cụ tài chính được Chính phủ, NHNN áp dụng triệt để.

40

Hình 1.4. Các cơng cụ tài chính xanh

Thứ nhất, chính sách tài khóa xanh (GFR – Green Fiscal Reform) bao

gồm thực hiện các công cụ như:

Thuế xanh tức là hướng tới đảm bảo các mức thu thuế đối với việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, năng lượng sạch.

Chi tiêu công xanh đồng nghĩa với các khoản chi tiêu hướng tới bảo vệ mơi trường, hình thành thị trường mua sắm công xanh và chuỗi giá trị xanh, xây dựng tiêu chí xanh về hành vi mua sắm của chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ.

Thứ hai, chính sách tiền tệ xanh (Green Monetary Policy) được đề cập

trong mạng lưới các ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát, mục đích xanh hóa hệ thống tài chính với cơng cụ ngân hàng xanh. Theo Bahl (2012), ngân hàng xanh bao gồm các hoạt động ngân hàng trực tuyến, thực hiện các giao dịch qua mạng thay vì mở rộng chuỗi chi nhánh của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Millat (2012), ngân hàng xanh có thể tiếp cận theo hai hướng, bao gồm: (1) tập trung xanh hóa hoạt động nội bộ của ngân hàng và (2) tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, chú trọng yếu tố môi trường xã hội trong quá trình thẩm định cho vay (Sogesid, 2012). Theo đó, ngân hàng xanh

41

bao gồm: hoạt động tín dụng xanh và hoạt động nội bộ ngân hàng xanh.

Tín dụng xanh bao gồm các hoạt động cho vay thế chấp xanh, cho vay thiết bị gia đình xanh, cho vay xây dựng tòa nhà thương mại xanh, cho vay mua xe xanh, thẻ tín dụng xanh và tài trợ dự án xanh. Cho vay thế chấp xanh là những khoản vay với lãi suất thấp hơn hẳn so với thị trường được áp dụng cho những khách hàng mua những ngôi nhà dùng năng lượng xanh. Đối với các dự án xây tịa nhà thương mại có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn (khoảng 15% - 25%), giảm chất thải và ít ơ nhiễm hơn so với các tòa nhà truyền thống, ngân hàng sẽ thiết kế và đưa ra các thỏa thuận vay hấp dẫn với sản phẩm cho vay xây dựng tòa nhà thương mại xanh. Tương tự, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất ưu đãi khi cho vay mua thiết bị gia đình xanh (thiết bị cơng nghệ năng lượng tái tạo điện hoặc nhiệt) hoặc cho vay mua xe xanh – những chiếc xe có cường độ khí nhà kính thấp hoặc được tiết kiệm cao về nhiên liệu. Hoạt động tài trợ dự án xanh dành cho khách hàng doanh nghiệp, được ngân hàng thực hiện bằng cách tạo ra các nhóm dành riêng cho việc xem xét tài trợ các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch quy mô lớn, lập danh mục nợ cam kết tài trợ hoàn toàn hoặc một phần dự án. Ngoài ra, rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội như lao động trẻ em, biến đổi khí hậu… sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để các ngân hàng xét đến khi thực hiện các khoản cho vay, tài trợ dự án của mình.

Hoạt động nội bộ xanh là các hoạt động vận hành bên trong ngân hàng, liên quan đến việc mở rộng mạng lưới, tự động hóa các cơng việc và những hoạt động hàng ngày khác. Các ngân hàng thực hiện mở rộng mạng lưới ngân hàng xanh sẽ sử dụng các tòa nhà, văn phòng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên ví dụ như những tòa nhà tận dụng ánh sáng tự nhiên, hạn chế sử dụng điều hòa… Các ngân hàng xanh cũng sẽ chú trọng giảm thiểu khí thải cácbon và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên như sử dụng hệ thống máy ATM năng lượng

42

mặt trời, khuyến khích sử dụng các cơng cụ giao tiếp, truyền thông, lưu trữ hiện đại nhằm hạn chế khối lượng lớn văn bản in ấn….

Thứ ba, thị trường vốn xanh thực hiện thông qua việc phát hành trái phiếu

xanh, tức là huy động vốn cho chương trình dự án xanh, các hoạt động của thị trường dựa trên bộ chỉ số xanh để theo dõi và đánh giá giao dịch. “Bộ nguyên tắc trái phiếu xanh” được ra mắt lần đầu vào năm 2014 và được bổ sung chỉnh sửa qua hai năm 2015 và 2018 (GDP, 2018). Trái phiếu xanh được hiểu là “bất kỳ công cụ trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát hành được sử dụng để tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ các dự án xanh mới hoặc đang hoạt động đủ điều kiện cấp vốn và tuân thủ 4 nguyên tắc của GBP”.

(i) Nguồn vốn xanh

Việc phát triển và ứng dụng các công nghệ xanh ở các ngành nghề và các mức độ khác nhau đòi hỏi nguồn lực lớn được huy động từ nhiều nguồn tài chính khác nhau. Nhìn chung nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho tài chính xanh là từ Chính phủ, các tổ chức như các tổ chức phát triển quốc gia, các định chế quốc tế hay ngân hàng phát triển song phương và đa phương, các doanh nghiệp và cá nhân: (i) Nguồn vốn từ khu vực công trong nước là nguồn vốn tài trợ trực tiếp từ Chính phủ và các tổ chức tài chính phát triển quốc gia; (ii) Nguồn vốn nước ngoài là nguồn vốn từ các tổ chức, định chế quốc tế hay các ngân hàng phát triển song phương và đa phương; (iii) Nguồn vốn khu vực tư nhân là nguồn vốn của khu vực tư nhân cả trong nước và quốc tế, bao gồm hộ gia đình, nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

(ii) Đầu tư xanh

Nguồn vốn xanh được sử dụng cho hai hoạt động chính là tài trợ đầu tư xanh và tài trợ xây dựng chính sách xanh, cụ thể như sau:

- Đầu tư xanh: đây là hoạt động sử dụng nguồn vốn xanh huy động

của cả hai khu vực tư nhân và nhà nước để đầu tư vào trong các lĩnh vực (i) cung cấp hàng hóa và dịch vụ mơi trườngnhư xử lý nước thải, bảo vệ sự đa

43

dạng của hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên; (ii) ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc đền bù các tổn hại tới mơi trường hoặc khí hậu ví dụ như tiết kiệm năng lượng hay sử dụng năng lượng tái tạo (UNESCAP, 2010).

- Tài trợ chính sách xanh: là việc sử dụng các nguồn vốn xanh huy

động được để tài trợ cho việc xây dựng/phát triển hoặc thực thi các chính sách xanh của nhà nước bao gồm cả những chi phí thực thi chính sách và tài trợ cho các đối tượng hướng tới của chính sách. Mục tiêu của các chính sách này là khuyến khích triển khai các sáng kiến và dự án về môi trường hoặc liên quan tới việc điều chỉnh hoặc giảm bớt tác động tiêu cực tới mơi trường.

(iii) Thị trường tài chính xanh

Hình 1.5. Các thành phần của thị trường TCX

Nguồn: Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2019)

Thị trường TXC chính là kênh tài chính trực tiếp để huy động nguồn vốn xanh. Cơ cấu thị trường tài chính xanh bao gồm:

- Thị trường Carbon: là nơi giao dịch các chứng chỉ liên quan đến mơi trường như chứng chỉ khí thải;

- Thị trường trái phiếu xanh: phát triển thị trường trái phiếu xanh thông qua việc ban hành các hướng dẫn, các hình thức khuyến khích ngân hàng và doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh;

44

- Thị trường Cổ phiếu xanh: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xanh có thể dễ dàng huy động vốn thông qua thị trường;

- Hệ thống chỉ số xếp hạng xanh: thiết lập một hệ thống xếp hạng xanh để giảm bớt chi phí cho các doanh nghiệp và dự án xanh;

- Chỉ số chứng khốn xanh: khuyến khích việc thiết lập và sử dụng các chỉ số chứng khoán xanh để tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn từthị trường đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh;

- Cơ sở dữ liệu xanh: xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống phân tích chi phí mơi trường để sử dụng chung;

- Mạng lưới nhà đầu tư xanh: xây dựng một mạng lưới nhà đầu tư xanh để khuyến khích những nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào các lĩnh vực xanh.

- Các quy định công bố thông tin bắt buộc: xây dựng các yêu cầu công bố TT bắt buộc các hoạt động tác động tới môi trường đối với các công ty niêm yết.

(iv) Trung gian tài chính xanh

Trung gian tài chính xanh là kênh tài chính gián tiếp để huy động nguồn vốn xanh cho nền kinh tế. Trung gian tài chính xanh có thể bao gồm một số thành phần/hoạt động như sau:

Ngân hàng xanh

Khái niệm ngân hàng xanh được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, “Ngân hàng xanh là chính là Ngân hàng bền vững” (Imeson M., và Sim A., 2010), trong đó các tác giả nhận định để một ngân hàng phát triển bền vững thì các quyết định đầu tư cần nhìn vào bức tranh lớn và hành động một cách có lợi cho người tiêu dùng, kinh tế, xã hội và mơi trường. Khi đó, có một mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với các yếu tố kinh tế, xã hội, mơi trường. Ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt các lợi ích của ngân hàng gắn liền với các lợi ích của xã hội, môi trường. Theo nghĩa hẹp, ngân hàng

45

xanh chỉ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khuyến khích các hoạt động vì mơi trường và giảm phát thải cacbon, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh; áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo,... (UN ESCAP, 2012). Như vậy, một ngân hàng khi cung cấp các dịch vụ có gắn với các cam kết về mơi trường hoặc đầu tư cho vay sản xuất xanh, sạch.

Trần Thị Thanh Tú và Trần Thị Hoàng Yến (2016) đã đưa ra hai điều kiện để một ngân hàng được coi là “xanh”: (i) về ngắn hạn, cung cấp các dịch vụ xanh, (ii) về dài hạn, có một chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và cả tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường.

Nghiên cứu của Kaeufer (2010) đã đưa ra mơ hình ngân hàng xanh 5 cấp độ (Hình 1.6).

Hình 1.6. Mơ hình ngân hàng xanh 5 cấp độ

Nguồn: Kaeufer, K. (2010)

Các hoạt động ngân hàng xanh rất rộng, bao gồm từ việc tiết kiệm giấy sử dụng của ngân hàng và khách hàng, áp dụng ngân hàng trực tuyến (online bankings), giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng cho đến việc áp dụng tiêu

Cấp độ 1

• Thực hiện các hoạt động phụ, bằng cách tài trợ cho các sự kiện “xanh” và tham gia các hoạt động công cộng (hầu hết các ngân hàng đều đang ở cấp độ này

Cấp độ 2

• Tách bạch phát triển dự án và hoạt động kinh doanh, trong đó, ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ xanh riêng biệt (chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ) bổ sung vào danh mục các sản phẩm ngân hàng truyền

thống

Cấp độ 3

• Hoạt động kinh doanh có hệ thống, trong đó, hầu hết các quy trình, sản phẩm của ngân hàng đều tuân thủ nguyên tắc “xanh”, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ tác động “xanh” ở trên 4 giác

độ: con người, quy trình, nguyên tắc và mục đích

Cấp độ 4

• Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái tầm chiến lược, khi đó, hoạt động ngân hàng xanh khơng chỉ giới hạn ở phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ mà được mở rộng thành mạng lưới, liên minh, đối thoại cộng đồng, hay

toàn hệ sinh thái nhằm đạt được tính bền vững của các yếu tố xã hội - mơi trường và tài chính

Cấp độ 5

• Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái chủ động, trong đó, các hoạt động ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4 song được thực hiện một cách chủ động, có mục đích, chứ khơng phải là hoạt động ứng phó sự thay đổi

46

chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, dự án về năng lượng tái tạo (Kaeufer, K., 2010). Như vậy, ngân hàng xanh khơng chỉ có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính mà cịn tác động đến các ngành khác như môi trường, xã hội, giáo dục - việc làm, công nghệ thông tin,… khi ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho vay gắn với các điều kiện đảm bảo mơi trường trong các ngành này, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng “xanh”

Quỹ đầu tư xanh

Ngồi mơ hình ngân hàng xanh, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội mà các quốc gia có những mơ hình trung gian tài chính xanh khác. Ví dụ như ở Anh, Mỹ có mơ hình ngân hàng đầu tư xanh (GBI). Khi đó, Chính phủ là tổ chức cung cấp vốn cho ngân hàng đầu tư xanh để ngân hàng này đầu tư vào các dự án sản xuất xanh, tái tạo năng lượng hay bảo vệ môi trường (Trần Thị Thanh và cộng sự, 2017). Mơ hình hoạt động của ngân hàng này như Ngân hàng phát triển, với mục tiêu hàng đầu là sử dụng nguồn vốn của Chính phủ và các nguồn vốn huy động được khác để đầu tư xanh. Bên cạnh đó, các nước châu Phi, Bangladesh, Ấn độ là lại thành cơng với mơ hình Quỹ đầu tư xanh. Khi đó, các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, có thể cả các trung gian tài chính góp vốn vào Quỹ đầu tư để cho vay các doanh ngiệp nhỏ và vừa hoặc hộ gia đình với mục tiêu vừa đảm bảo có lợi nhuận, vừa sản xuất các thiết bị, dụng cụ sinh hoạt gia đình, cơng cụ sản xuất xanh, thân thiện mơi trường như Quỹ Eco++, Quỹ GreenInvest…(Trần Thị Thanh Tú và cộng sự, 2014).

47

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)