Thuế và phí mơi trường

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 107 - 110)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn lực tài chính cho tăng

3.3.2. Thuế và phí mơi trường

Đây là biện pháp được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, chính sách này một mặt khuyến khích người gây ơ nhiễm mơi trường giảm lượng chất thải ra môi trường thông qua việc đưa chi phí sử dụng mơi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người sử dụng phải trả tiền. Mặt khác nó cịn làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, ước tính thu nhập từ nhóm thuế/phí này trung bình chiếm khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dao động từ 3% - 13% GDP tùy thuộc vào từng quốc gia đây là cơ sở để các nước có thể triển khai các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và cho các hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ khác.

Có nhiều loại thuế đang được các nước áp dụng như thuế carbon, phí ơ nhiễm nước, phí rác thải, phí gây ồn, phí sử dụng mơi trường, phí gây ồn. Các hình thức cụ thể được áp dụng tại các nước được thể hiện trong bảng 3.6 dưới đây:

100

Bảng 3.6. Thuế, phí và lệ phí mơi trường tại các quốc gia trên thế giới

Quốc gia Thuế carbon Phí ơ nhiễm nƣớc Phí rác thải Phí gây ồn Phí sử dụng mơi trƣờng Thuế mua bán, sử dụng xe cơ giới Thuế bao bì và thuế xử lý bao Thuế sử dụng hóa chất Mỹ + + + + + Anh + + + Pháp + + + + Bỉ + + + Nhật Bản + + + Hàn Quốc + Trung Quốc + + + (Nguồn: OECD) Thứ nhất, thuế carbon. Đây là cơng cụ mà các Chính phủ, các nhà kinh

tế, và nhà hoạch định chính sách quan tâm trong quá trình hướng đến tăng trưởng xanh. Thuế về năng lượng và khí phát thải nhà kính có nguồn thu tiềm năng nhất trong các loại thuế liên quan đến mơi trường và có khả năng tiếp tục tăng lên trong tương lai. Dự báo vào năm 2020, với mức giá của mỗi tấn khí carbon là 50 USD, doanh thu mang lại chiếm 1-3% GDP và có thể tăng hơn phụ thuộc vào điều kiện riêng của mỗi quốc gia

Bảng 3.7. Doanh thu tài chính tiềm năng từ thuế về khí carbon

Giá của 1 tấn khí CO2 EU27 và EFTA Nhật Bản và Hàn Quốc Hoa Kỳ 10 USD 0,2 0,4 25 USD 0,7 0,5 1,0 50 USD 1,1 1,0 1,7 100 USD 1,7 1,7 2,9

Thứ hai, thuế đối với việc mua/bán và sử dụng xe cơ giới. Việc áp dụng

loại thuế này có ở nhiều nước (Trung Quốc, Áo, Mỹ, Canada…). Điều này có thể định hướng đến mục đích điều tiết tiêu dùng các loại xe cơ giới và huy

101

động nguồn thu cho ngân sách. Thuế đối với việc bán và đăng ký xe chỉ tính một lần thường được phân biệt bởi trọng lượng hoặc kích cỡ động cơ của ơ tơ hay xe tải. Ở Áo, Mỹ và Canada, thuế bán xe dựa vào tiêu chí mơi trường, ví dụ như lượng khí thải và nhiên liệu sử dụng. Mỹ tính mức thuế rất khác nhau, dao động từ mức 1000 đến 7700 USD đối với việc bán xe cơ giới khơng có hiệu quả về năng lượng, dựa trên từng chặng đường mà xe đó có thể đi trên một Galơng. Trong khi đó, ở Trung Quốc, thuế mua xe cơ giới áp dụng đối với các cá nhân, đơn vị mua xe trong nước và mức thuế phải nộp được tính theo giá của xe cơ giới. Ngoài ra, để điều tiết thu nhập, khống chế việc sử dụng và tiêu thụ tàu thuyền và xe công bằng hơn, kể từ ngày 25/10/2010 thuế sử dụng tàu thuyền và xe cơ giới của Trung Quốc được chia thành 7 mức (từ 60 – 5400 NDT) dựa theo thông số động cơ.

Thứ ba, thuế bao bì và thuế đối với xử lý chất thải từ bao bì. Nhiều

nước sử dụng thuế đối với bao bì nhằm giảm việc sử dụng bao bì và rác thải từ bao bì (Bỉ, Đan Mạch, Na Uy, Hàn Quốc); hoặc quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế lại nguyên liệu đóng gói (Na Uy, Phần Lan). Đan Mạch, Hàn Quốc và Na Uy cũng đánh thuế vào các thùng chở hàng khác, với những mức thuế suất khác nhau cho các loại nguyên liệu được dùng trong các thùng. Mức thuế suất khác nhau có thể khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế lại ngun liệu đóng gói, ví dụ tại Na Uy, chỉ những thùng đựng đồ uống không thể thay thế mới phải chịu thuế, và tại Phần Lan mức thuế suất phụ thuộc vào loại thùng có thể tái chế hay khơng. Ngồi ra, các nước cũng có chính sách thuế điều chỉnh việc xử lý chất thải cuối cùng đối với bao bì hoặc các sản phẩm cụ thể có thể gây ra những vấn đề liên quan đến chất thải. Tại Áo, chính phủ áp dụng các mức thuế suất khác nhau đối với bãi chôn lấp tùy thuộc vào hiệu quả của các phương tiện theo 3 mức: 58 EUR/tấn chất thải (loại không hiệu quả), 29 EUR/tấn chất thải

102

(loại bình thường), hoặc 15 EUR/tấn chất thải (loại hiệu quả). Trong khi đó, tại Đan Mạch, chính phủ áp dụng các mức thuế khác nhau giữa việc đốt và chôn lấp chất thải; chất thải được chôn lấp (50 EUR/tấn chất thải) sẽ chịu mức phí cao hơn chất thải bị đốt (45 EUR/tấn chất thải), chất thải được gửi tại cơ sở phục hồi năng lượng sẽ chịu mức thuế thấp hơn (38 EUR/tấn chất thải).

Thứ tư, thuế sử dụng hóa chất và làm hao mòn tài nguyên thiên nhiên.

Tại các nước Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy, Chính phủ đã đánh thuế đối với việc sử dụng thuốc trừ sâu. Hà Lan có một hệ thống kế tốn khống sản, trong đó, trên 10 kg phốt phát bị dư đối với 1 ha sẽ bị đánh thuế là 4,54 EUR/kg và Nitơ bị dư sẽ bị đánh thuế 0,68 EUR/ha. Thụy Điển đánh thuế đối với phân bón, với mức thuế suất là 0,2 EUR/ 1 kg nitơ và 3,4 EUR/gam catmi. Mỹ tính thuế đối với phân bón với các mức thuế khác nhau từ 0,9 EUR đến 3,7 EUR trung bình 1 tấn sản phẩm. Trong khi tại Trung Quốc, thuế được đánh đối với tất cả các sản phẩm tài nguyên, đồng thời mở rộng việc đánh thuế trên doanh thu số bán dầu thơ và khí tự nhiên từ một số khu vực ra phạm vi cả nước. Thuế đối với dầu thơ và khí tự nhiên sẽ là 5 – 10% trong tổng doanh số bán. Trung bình một thùng dầu thơ bán với giá 80 USD thì thuế tài nguyên là 4 USD/thùng, gấp 6-13 lần so với mức thuế trước khi có cải cách này. Đối với than cốc, thuế sẽ ở mức 8 - 20 NDT/tấn, và thuế đối với đất hiếm là 0,4 – 60 NDT/tấn. Thuế áp dụng đối với than đá giữ nguyên ở mức 0,3 – 5 NDT/tấn.

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)