Nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 81 - 86)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh tại Việt Nam

3.2.3. Nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế

Với định hướng cải cách hệ thống quản lý tài chính cơng và coi đây là một trong những hướng đi quan trọng giúp Việt Nam có thể hồn thành được 8 mục tiêu tổng quát đề ra trong chương trình hành động ngành Tài chính đến năm 2020, Dự án Hiện đại hóa tài chính cơng (EU-PFMO) - Hỗ trợ xây dựng năng lực cho Bộ Tài chính Việt Nam của Liên minh châu Âu EU và sự hợp tác của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ. Dự án được chính thức khởi động chính thức ngày 28 tháng 10 năm 2015. Theo đó, Dự án sẽ tập trung hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực thực thi của Chính phủViệt Nam đối với các chính sách kinh tế và xã hội thông qua việc lập và chấp hành ngân sách hiệu quả, tiết kiệm và minh bạch tài chính cơng. Mục tiêu cụ thể của Dự án là cải thiện quản lý tài chính cơng của Việt Nam, đảm bảo khuôn khổ pháp lý, tổ chức và quy định trong việc lập và chấp hành ngân sách ở cấp trung ương và địa phương phù hợp hơn với những chuẩn mực quốc tế. Trong đó, tập trung vào 3 vấn đề chính, Thứ nhất, xây dựng khn khổ thể chế trong

74

việc lập kế hoạch và thực hiện ngân sách nhà nước được cải thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ hai, xây dựng các chính sách và khn khổ thể chế tăng cường phân cấp tài khóa và năng lực quản lý quỹ cơng của chính quyền địa phương, tập trung vào các tỉnh nghèo nhất có đơng dân tộc thiểu số. Thứ ba, lập ngân sách hiệu quả hơn thông qua việc phát triển khuôn khổ thu và chi

trung hạn, liên kết chặt chẽ hơn giữa chi tiêu với các ưu tiên chính sách quốc gia. Một số ngân hàng thương mại đã vận dụng chuẩn mực thực thi của IFC và Nguyên tắc xích đạo để xây dựng các chuẩn mực riêng phù hơp với nhu cầu. Năm 2012, Sacombank là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng. Theo đó, Sacombank đưa ra chương trình đánh giá các tác động đến môi trường và xã hội đối với các khoản vay từ khâu thẩm định cho đến suốt quá trình sử dụng vốn của các khách hàng. Ngoài ra, Sacombank cũng đã ban hành Chính sách mơi trường với danh mục 12 ngành nghề loại trừ khơng cấp phát tín dụng dựa theo đánh giá mức độ rủi ro đến môi trường và xã hội. Đến 2016, có thêm 2 ngân hàng xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường nội bộ là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (TechcomBank) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank). Tuy vậy, các yếu tố liên quan đến rủi ro môi trường – xã hội đã được các tổ chức tín dụng cân nhắc, lồng ghép trong quá trình thẩm định các đề xuất xin vay vốn. Chẳng hạn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khơng chấp thuận cấp tín dụng cho những dự án chưa được đưa vào quy hoạch, hoặc VietcomBank chỉ chấp thuận cấp tín dụng cho những dự án đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường, đồng thời chủ dự án cũng được yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan đến công nghệ và môi trường trong hồ sơ xin vay vốn.

Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế đã chủ động hợp tác với các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp trong nước để thực hiện tài trợ vốn

75

cho các dự án liên quan đến tăng trưởng xanh. Chẳng hạn. Quý II năm 2019, Vietcombank và Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã ký hợp đồng tín dụng hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo trị giá 200 triệu US, kỳ hạn 14 năm - phù hợp nhu cầu vay vốn đầu tư dự án năng lượng xanh tại Việt Nam. Hai bên hợp tác tài trợ vốn cho các dự án điện mặt trời, điện gió. Ðây là khoản cấp tín dụng hợp vốn do JBIC làm ngân hàng đầu mối thu xếp vốn và 4 ngân hàng thương mại hàng đầu khác của Nhật Bản gồm MUFG Bank, Mizuho Bank, The Joyo Bank và The Nishi - Nippon City Bank tham gia cấp vốn.

Trong khi đó, JBIC cũng đã triển khai hiệu quả việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, khuyến khích các hoạt động đầu tư gắn với mục đích bảo vệ mơi trường, đẩy mạnh tài trợ các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng tại Việt Nam.

Ngân hàng Tienphong Bank (TPBank), cũng tiếp nhận khoản tài trợ 20 triệu USD từ JBIC để cho vay tín dụng xanh. Trước đó, ngày 29/7/2019, TPBank đã ký hợp đồng dài hạn khoản vay tín dụng xanh trị giá 20 triệu USD (khoảng 465 tỷ đồng) trong vòng 3 năm từ Quỹ hợp tác khí hậu tồn cầu - The Global Climate Partnership Find (GCPF). Theo đó, các dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có yếu tố tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải nhà kính CO2 và thân thiện với mơi trường đều có cơ hội tiếp cận nguồn vốn lãi suất ưu đãi này. Các dự án xanh và liên quan đến bảo vệ môi trường luôn là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của TPBank nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Với những hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế này, khoản vay tín dụng xanh tại TPBank có thể trải rộng với nhiều mục đích khác nhau, từ đầu tư các dự án lớn đến các khoản tiêu dùng các món đồ thơng thường, miễn sao không gây tác động xấu tới môi trường.

Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) cũng hợp tác với GCPF thực hiện chương trình ưu đãi tài trợ vốn cho mục đích trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất khơng gây tác động đến môi trường; phục vụ sản xuất - kinh doanh

76

các sản phẩm thân thiện với môi trường; đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phịng, nhà xưởng có sử dụng ngun vật liệu thân thiện với môi trường và giảm tiêu thụ năng lượng; xây dựng cơng trình, mua sắm đồ gia dụng thân thiện với môi trường; triển khai dự án hướng đến bảo vệ mơi trường...Chương trình “Tín dụng xanh” của Ngân hàng không chỉ cấp vốn cho khách hàng phục vụ mục đích kinh doanh, tiêu dùng, mà cịn mang thơng điệp nhân văn sâu sắc, đó là sản xuất, tiêu dùng gắn với bảo vệ môi trường. Thông qua việc hợp tác với GCPF, Nam A Bank đẩy mạnh triển khai cấp tín dụng xanh đến khách hàng để cùng phát triển, hướng đến một cuộc sống an tồn, bền vững.

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) dự báo, tổng tiềm năng đầu tư vào các dự án liên quan đến khí hậu của Việt Nam có thể lên đến 753 tỷ USD từ nay tới năm 2030, trong đó 59 tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo, 80 tỷ USD đối với các dự án cơng trình xanh. Tuy nhiên, khó khăn của năng lượng tái tạo cũng là khó khăn chung của các dự án bền vững khác trong việc tiếp cận nguồn tài chính hỗ trợ. Trong đó, các nhà đầu tư đặt nhiều quan tâm vào việc cải thiện mơ hình thỏa thuận mua điện hiện nay và coi đây là chìa khóa để mở rộng hơn các khoản đầu tư trong tương lai.

Ðây là một trong những động cơ thúc đẩy các ngân hàng Việt Nam xây dựng các giải pháp, tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất - kinh doanh sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với mơi trường…

Cùng với đó là tăng cường huy động các nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện chính sách tín dụng xanh theo chủ trương Chính phủ đã đề ra, bao gồm huy động từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, ADB, JICA, KfW...), huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu xanh để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, tiết kiệm năng lượng…

77

Ngoài ra, ngân hàng cũng chủ động trong tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của toàn ngành ngân hàng trong việc bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dịng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Bảng 3.3. Tóm tắt một số dự án tài chính xanh

Dự án/ Hoạt động

Cơ quan hợp

tác/ tài trợ Nội dung

Hiện đại hóa tài chính công (EU-PFMO)

EU và GIZ - Xây dựng khuôn khổ thể chế trong việc lập kế hoạch và thực hiện ngân sách nhà nước được cải thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Xây dựng các chính sách và khuôn khổ thể chế tăng cường phân cấp tài khóa và năng lực quản lý quỹ cơng của chính quyền địa phương, tập trung vào các tỉnh nghèo nhất có đơng dân tộc thiểu số.

- Lập ngân sách hiệu quả hơn thông qua việc phát triển khuôn khổ thu và chi trung hạn, liên kết chặt chẽ hơn giữa chi tiêu với các ưu tiên chính sách quốc gia.

Xây dựng bộ công cụ đánh giá rủi ro môi trường xã hội

IFC và Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Xây dựng bộ công cụ đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong 10 ngành cụ thể: nơng nghiệp, hóa chất, xây dựng và cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế biến thực phẩm, dệt may, dầu khí, xử lý chất thải, khai thác mỏ và các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại

- Sổ tay “Đánh giá rủi ro môi trường và xã hội”

Xây dựng các bộ chuẩn mực “Nguyên tắc xích đạo”

WB, ADB - Dành cho các định chế tài chính nhằm xác định, đánh giá và quản lý rủi ro xã hội và mơi trường trong quy trình tài trợ dự án Có thể thấy, thực trạng phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam cịn rất non trẻ, mới mẻ. Hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam bước đầu đã

78

hình thành với một số cấu thành, bộ phận đơn lẻ của hệ thống như: một vài công cụ huy động vốn xanh đã được phát hành nhưng với số lượng và phạm vi hạn chế (IFC, 2015), số ít các ngân hàng đã cung cấp các dịch vụ ngân hàng xanh nhưng ở mức độ thấp trong 5 mức độ về ngân hàng xanh (Trần Thị Thanh Tú và cộng sự), một số văn bản pháp luật đã được ban hành về tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh nhưng mới chỉ dừng ở mức độ khuyến khích (Ngân Nhà nhà nước, Ủy Ban chứng khốn Nhà nước, 2015). Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá một cách tồn diện hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam, từ đó, xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh theo thơng lệ quốc tế có ý nghĩa quan trọng, thiết thực đến sự thành công của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2050 ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)