Các nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 33)

1.2. Cơ sở lý luận về nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh

1.2.2. Các nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh

1.2.2.1. Nguồn ngân sách nhà nước (vốn nhà nước)

Ngân sách Nhà nước (vốn nhà nước) gồm: nguồn ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên; ngân sách nhà nước đầu tư phát triển (xây dựng cơ bản); và nguồn vốn ODA.

Nguồn ngân sách nhà nƣớc cho chi thƣờng xuyên mang tính chất

thường xuyên ổn định, mang tính chất tiêu dùng, phạm vi tác động ngắn hơn; Là quá trình phân phối, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đáp ứng và đảm bảo cho nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc dịch vụ công. Các nhiệm vụ chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường quy định theo Luật Bảo vệ môi trường, gồm: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường; thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường; báo cáo đánh giá tác động mơi trường. Ngồi ra, ngân sách cịn chi cho công tác quan trắc môi trường; hỗ trợ thanh kiểm tra; kiểm sốt ơ nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường; đào tạo truyền thông về bảo vệ môi trường…

26

Nguồn ngân sách nhà nƣớc chi đầu tƣ phát triển mang tính chất

khơng ổn định, là các khoản chi lớn, mang tính chất tích lũy phát triển, phạm vi tác động lớn; Là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất, … nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các DN thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước, trong đó có cho đầu tư cho phát triển bền vững, tăng trưởng xanh; Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước cịn có ý nghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước vào đầu tư vào phát triền các hoạt động KT-XH theo định hướng của NN trong từng thời kì.

Nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (ODA) là nguồn tiền mà chính phủ, các

cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế - xã hội. Vốn ODA trong lĩnh vực môi trường tập trung chủ yếu cho nước thải. Chính phủ cũng đang nỗ lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng nước thải bằng vốn ODA thông qua nguồn vốn đối ứng.

Thực tế hiện nay, chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật mơi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường; Thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; Hoạt động quan trắc môi trường; xây dựng hệ thống thông tin môi trường và báo cáo môi trường; Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, xử lý ơ nhiễm mơi trường, phịng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; quản lý chất thải và bảo tồn đa

27

dạng sinh học; đào tạo, truyền thông về bảo vệ mơi trường; phổ biến và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; Các hoạt động quản lý bảo vệ mơi trường khác.

Ngồi chi cho sự nghiệp bảo vệ mơi trường, pháp luật cịn quy định chi đầu tư phát triển bảo vệ môi trường gồm chi cho các dự án xây dựng, cải tạo cơng trình xử lý chất thải, xây dựng và trang bị trạm quan trắc và phân tích mơi trường do Nhà nước quản lý; đầu tư phương tiện, trang thiết bị phịng ngừa, ứng phó, khắc phục ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn đa dạng sinh học; cải tạo nguồn nước bị ô nhiễm, trồng và chăm sóc cây xanh tại nơi cơng cộng, khu vực cơng ích (Luật bảo vệ môi trường 2020).

Nguồn tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước thơng qua chính sách ưu đãi thuế, đất đai đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thân thiện với mơi trường. Nguồn tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thân thiện với mơi trường giúp cho các doanh nghiệp này giảm thiểu nguồn tài chính phải nộp cho ngân sách Nhà nước từ đó doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Các nguồn tài chính hỗ trợ từ phía nhà nước phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh bao gồm: Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 04/2009/NĐ - CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ. Theo đó, các hoạt động bảo vệ mơi trường được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm: i) Các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường quy định trong Danh mục hoạt động, sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định 04/2009/NĐ - CP; ii) Di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các ưu đã hỗ trợ bao gồm: Ưu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đất đai; ưu đãi hỗ trợ về vốn, thuế, lệ phí; trợ giá và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và các ưu đãi khác.

28

Hỗ trợ dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch theo Quyết định số 130/2007/QĐ - TTg ngày 2-8-2007 về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM) là dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với mơi trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính được Ban chấp hành quốc tế về CDM (là tổ chức được các nước tham gia Cơng ước Khí hậu thành lập và uỷ quyền giám sát các dự án CDM) chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Phát thải khí nhà kính là phát thải các khí gây biến đổi khí hậu bị kiểm sốt bởi Nghị định thư Kyoto gồm: CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs, SF6 và các loại khí khác được quy định trong Nghị định thư Kyoto. Doanh nghiệp thực hiện dự án CDM được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án; được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; được phép huy động vốn dưới hình thức hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính trong và ngồi nước để xây dựng dự án CDM, đầu tư thực hiện dự án CDM.

Ngoài các ưu đãi trên, sản phẩm của dự án CDM được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau: i) Trong danh mục sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên; ii) Chi phí thực tế để sản xuất ra sản phẩm lớn hơn giá bán thực tế theo hợp đồng được ký kết. Nhà nước hỗ trợ qua tín dụng nhà nước đối với các dự án sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; các dự án đầu tư áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi tài chính theo quy định tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 7-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”. Cơ chế chính sách

29

hỗ trợ các sản phẩm năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học như: chính sách hỗ trợ phát triển các dự án diện gió tại Việt Nam; cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam; đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Nguồn tài chính phục vụ cho phát triển nền kinh tế xanh ở nước ta còn phụ thuộc vào nguồn tài chính nhà nước mà chưa phát huy được nguồn tài chính doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ phía các tổ chức quốc tế trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Thực tế cho thấy, nếu nguồn tài chính phục vụ cho phát triển nền kinh tế xanh nếu lệ thuộc vào nguồn tài chính nhà nước sẽ làm tăng gánh nặng chi tiêu công và cũng có thể là ngun nhân gây nền tình trạng gia tăng nợ cơng. Ngun nhân chính của hiện tượng này là do cơ chế pháp lý hiện hành cho thấy, phát triển kinh tế xanh ở nước ta hiện nay đang theo hướng khuyến khích. Xu hướng này chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang tăng trưởng xanh. Về lâu dài, cần thể hiện phát triển theo hướng tăng trưởng xanh là bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chỉ khi phát triển kinh tế xanh là bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì sẽ tạo ra sự chủ động trong việc chuyển dịch chiến lược kinh doanh, thay đổi chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tăng cường các sản phẩm thân thiện với mơi trường khi đó mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu. Tuy nhiên, nếu phát triển kinh tế xanh là bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể vấp phải sự phản ứng, làm đối phó của cộng đồng doanh nghiệp, giảm số lượng nhà đầu tư tiềm năng do những đòi hỏi của phát triển kinh tế xanh. Ngược lại, nếu phát triển kinh tế xanh là khuyến khích đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì các doanh nghiệp không hưởng ứng hoặc nếu có hưởng ứng cũng chỉ là sự “lạm dụng” những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các ngành nghề,

30

lĩnh vực kinh doanh hoạt động theo hướng tăng trưởng xanh. Từ thái độ, cách hành động của cộng đồng doanh nghiệp dẫn đến sự hình thành nền kinh tế xanh ở nước ta cũng chỉ mang tính hình thức, khơng bền vững.

1.2.2.2. Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

Nguồn tài chính doanh nghiệp

Ở cấp độ vi mô – doanh nghiệp, doanh nghiệp xanh được hiểu là những doanh nghiệp gắn hoạt động kinh tế của mình với trách nhiệm mơi trường, có những dự án đầu tư xanh.

Ở cấp độ doanh nghiệp, nguồn tài chính được hiểu là các hình thức đầu tư xanh, bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Việc các doanh nghiệp, tổ chức hay Chính phủ đầu tư vào các dự án sản xuất xanh, chính là đầu tư trực tiếp xanh, Bên cạnh đó, các nhà đầu tư, thường là nhà đầu tư tư nhân hoặc tổ chức chuyên nghiệp cũng có thể lựa chọn đầu tư gián tiếp, đó chính là đầu tư vào các trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh hoặc các chứng chỉ xanh với mục tiêu kiếm lợi nhuận. Khi thị trường tài chính xanh càng phát triển, bên cạnh các nhà đầu tư trực tiếp cần vốn sẽ phát hành chứng khoán xanh, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư gián tiếp mong muốn đầu tư vào chứng khoán xanh để kiếm lợi nhuận.

Báo cáo của IMF do Eyraud et. al. (2011) đề cập đến coi đầu tư xanh là “đầu tư cần thiết để giảm hiệu ứng khí nhà kính và ơ nhiễm khơng khí mà khơng làm giảm đáng kể sản xuất và tiêu thụ hàng hóa năng lượng hoặc phi năng lượng”. Theo đó, đầu tư xanh bao gồm cả đầu tư của nhà nước và tư nhân. Ở khía cạnh doanh nghiệp, các thành phần chính của đầu tư xanh bao gồm nguồn cung cấp năng lượng phát thải thấp (bao gồm cả năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học và hạt nhân); sử dụng năng lượng hiệu quả (trong lĩnh vực cung cấp năng lượng và tiêu thụ năng lượng); và hấp thụ các-bon (bao gồm phá rừng và nông nghiệp).

31

Nguồn tài chính doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh đang được tập trung vào việc thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã ý thức được vị trí, tầm quan trọng của việc cung cấp các sản phẩm sạch, thân thiện với mơi trường, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là tín hiệu tốt cho việc xây dựng nền kinh tế xanh tại Việt Nam. Bởi lẽ, khi ý thức được vai trò của phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng thân thiện với mơi trường, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, các doanh nghiệp dễ dàng chiếm được cảm tình, niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời, thông qua việc phát triển sản phẩm sạch, thân thiện với mơi trường, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng góp phần hình thành các ngành kinh doanh thân thiện với mơi trường, là một trong những lợi thế cạnh tranh có thể làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng đầu tư sang sản xuất xanh, sạch, thể hiện trách nhiệm xã hội. Xu hướng này phù hợp với quy luật, thể hiện sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp. Ở một số địa phương như Lâm Đồng, Đà Nẵng... cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực triển khai một số dự án, sáng kiến, hoạt động trình diễn về năng lượng mới, cải thiện hiệu quả năng lượng, nông nghiệp cơng nghệ cao. Bên cạnh đó, đã có nhiều cộng đồng, tổ chức chính trị xã hội tích cực vận động thực hiện lối sống xanh, điều này cổ vũ cho những nỗ lực của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp xanh nếu cung cấp sản phẩm xanh hoặc dịch vụ và/hoặc có quy trình sản xuất xanh. Các sản phẩm và dịch vụ xanh là những sản phẩm thân thiện với môi trường, nguồn lực hiệu quả và giảm thiểu chất thải. Mặt khác, các doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất để tiêu tốn ít năng lượng và chất liệu, ít lãng phí và phát thải cũng được

32

xem là doanh nghiệp xanh. Doanh nghiệp xanh còn là doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc và hệ thống phúc lợi tốt cho người lao động.

Để khuyến khích và thức đẩy các doanh nghiệp thực hiện và trở thành doanh nghiệp xanh thì các cơ quan hoạch định chính sách phát triển cần có nhiều chính sách hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.

Bảng 1.1. Cấu trúc đầu tư xanh theo quan điểm IMF

Nguồn: IMF (2011)

Đầu tư xanh được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một cách tổng quát nhất, các hình thức đầu tư xanh được thể hiện qua tháp đầu tư xanh tại Hình 1.3 dưới đây.

Thành phần Khoản mục

Cung cấp năng lượng hấp thụ thấp + Cung cấp điện năng hấp thụ thấp - Năng lượng nguyên tử - Nguồn điện tái tạo

- Thủy điện - Điện gió

- Năng lượng mặt trời - Sinh khối

Nhân tố

cung cấp + Năng lượng tái tạo/hấp thụ năng lượng thấp - Nhiên liệu sinh học

- Sinh khối học - Năng lượng mặt trời

+ Nghiên cứu và triển khai (R&D) với năng lượng sạch Hấp thụ các bon + Nông nghiệp

+ Tàn phá rừng + Thu giữ các bon

Nhân tố

yêu cầu Hiệu quả trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng + Hộ gia đình + Dịch vụ + Ngành cơng nghiệp + Nơng nghiệp + Vận tải

Nhân tố

33

Hình 1.3. Tháp “Đầu tư xanh”

Nguồn: OECD (2012)

Như vậy, các định nghĩa trên có điểm chung là nhìn nhận đầu tư xanh

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)